Phân tích qua các tỷ số tài chính

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP cải THIỆN TÌNH HÌNH tài CHÍNH của CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại DỊCH vụ sản XUẤT NGA KIM PHÁT (Trang 65)

2.5.1.1 Nhóm các tỷ số kết cấu tài chính

51

Bảng 2.23: Các tỷ số về kết cấu tài chính

TỶ SỐ ĐVT 2012 2013 2014

Tỷ số nợ trên vốn tự có (D/E) Lần 2,48 2,72 2,42

Tỷ số nợ trên tài sản có % 71,24 73,10 70,74

Khả năng thanh toán lãi vay Lần 1,31 1,25 1,30

(Nguồn: Xử lý số liệu từ Bảng cân đối kế toán công ty Nga Kim Phát)

2.5.1.1.1 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho chúng ta biết được công ty đang sử dụng bao nhiêu đồng tiền nợ trên một đồng tiền vốn của mình trong hoạt động kinh doanh. Qua bảng trên ta thấy, năm 2012 cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì có 2,48 đồng nợ tham gia hoạt động kinh doanh. Sang năm 2013 tỷ lệ này đã tăng lên 2,72 có nghĩa là có đến 2,72 đồng nợ cho mỗi đồng vốn trong hoạt động kinh doanh, cho thấy công ty đã tăng các khoản nợ lên trong năm 2013. Năm 2014 khoản nợ có phần giảm xuống so với vốn chủ sở hữu, lúc này 1 đồng vốn chủ sở hữu thì có 2,42 đồng nợ, do công ty đã giảm khoản mục vay ngắn hạn.

Ta thấy công ty đã lạm dụng các khoản nợ để phục vụ cho mục đích thanh toán, các khoản nợ này là những khoản nợ ngắn hạn phục vụ cho hoạt động mua hàng hóa là chủ yếu, và sẽ được thanh toán sau khi kết thúc chu kỳ kinh doanh. Tỷ lệ này tăng cao trong năm 2013, sau đó giảm trở lại trong năm 2014, cho thấy tình hình nợ trong năm 2014 là khả quan nhất trong 3 năm, do trong năm 2014 hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả và hàng tồn kho có giảm xuống nên đã thanh toán bớt khoản nợ vay ngân hàng. Mặc khác các tỷ số trên cũng cho ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của công ty còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn bên ngoài, chủ yếu là chiếm dụng của nhà cung cấp và vay ngân hàng.

2.5.1.1.2 Tỷ số nợ trên tài sản

Tỷ số này cho biết tổng tài sản của công ty được hình thành từ nợ phải trả bao nhiêu %. Qua bảng phân tích 2.23 ta thấy tỷ số nợ trên tổng tài sản các năm như sau:

Năm 2012: 71,24%. Năm 2013: 73,10%. Năm 2014: 70,74%.

52

Nợ phải trả chiếm một tỷ lệ khá lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hay nói cách khác mức độ đóng góp vốn của chủ sở hữu là khá thấp. Tỷ lệ này tăng trong năm 2013, cho thấy nợ phải trả trong năm này có xu hướng tăng. Sang năm 2014 tỷ lệ này đã giảm trở lại và thấp nhất trong ba năm qua.

Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản năm 2014 có giảm so với hai năm qua cho thấy công ty đã bắt đầu hạn chế nợ phải trả, chủ yếu là giảm nợ vay ngân hàng. Tuy nhiên tỷ lệ nợ trên tài sản có của công ty vẫn còn khá cao, chứng tỏ công ty còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài, mức độ độc lập về tài chính của công ty là rất thấp.

2.5.1.1.3 Khả năng thanh toán lãi vay

Khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp trong ba năm qua như sau: Năm 2012 = 1,31 lần.

Năm 2013 = 1,25 lần. Năm 2016 = 1,30 lần.

Ta thấy trong năm 2012 khả năng thanh toán lãi vay là 1,31. Trong năm 2013 giảm chỉ còn 1,25 tức là 1 đồng chi phí lãi vay thì chỉ có 1,25 đồng thu thập để thanh toán. Sang năm 2014 tỷ số này có tăng trở lại 1,30 lần nhưng vẫn không bằng năm 2012.

Ta thấy tỷ số thu nhập lãi vay của các năm đều lớn hơn 1, cho thấy công ty có khả năng thanh toán lãi vay. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ số này qua các năm là quá thấp, do công ty đi vay một lượng vốn khá lớn cho hoạt động kinh của mình, làm cho chi phí lãi vay chiếm một phần không nhỏ trong tổng chi phí kinh doanh, tất yếu sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận còn lại của công ty.

2.5.1.2 Nhóm các tỷ số hiệu suất sử dụng vốn

Nhóm các tỷ số này sẽ cho chúng ta biết hiệu quả quản trị tài sản của công ty như thế nào. Trên cơ sở tính toán các tỷ số này, chúng ra có thể đánh giá các số liệu về các loại tài sản trong bảng cân đối kế toán là cao hay thấp so với hiện tại cũng như mức độ hoạt động trong tương lai.

53

Bảng 2.24: Các tỷ số về hiệu suất sử dụng vốn

TỶ SỐ ĐVT 2012 2013 2014

Số vòng quay hàng tồn kho Vòng 4,84 3,42 3,79

Số vòng quay các khoản phải thu Vòng 31,45 60,63 72,25

Kỳ thu tiền bình quân Ngày 11,61 6,02 5,05

Số vòng quay vốn lƣu động Vòng 4,11 3,42 3,41 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số vòng quay vốn cố định Vòng 8,02 7,62 8,34

Số vòng quay toàn bộ vốn Vòng 2,66 2,22 2,47

(Nguồn: Xử lý số liệu từ Bảng cân đối kế toán công ty Nga Kim Phát)

2.5.1.2.1 Số vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho năm 2012 là 4,84 vòng, mỗi vòng là 75 ngày. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho trong hai năm 2013 và 2014 giảm so với 2012, cụ thể:

Năm 2013 tốc độ luân chuyển hàng tồn kho là 3,42 vòng, mỗi vòng là 106 ngày, giảm 1,42 vòng so với năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2013 công ty đã mở rộng quy mô hàng tồn kho, và doanh thu năm 2013 cũng giảm so với năm 2012.

Năm 2014 tốc độ luân chuyển hàng tồn kho có tăng trở lại là 3,79 vòng, mỗi vòng là 96 ngày, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn năm 2012. Nguyên nhân làm cho vòng quay hàng tồn kho có xu hướng tăng trở lại trong năm 2014 là do tình hình doanh thu tăng trở lại và quy mô hàng tồn kho có giảm lại so với năm 2013.

Ta thấy vòng quay hàng tồn kho trong hai năm 2013 và 2014 giảm so với năm 2012, cho thấy tình hình bán hàng không được tốt lắm và lượng hàng tồn kho chưa thật hợp lý. Công ty cần tính toán lại lượng hàng tồn kho cho phù hợp nhằm làm giảm những chi phí không cần thiết phát sinh liên quan đến hàng tồn kho, tạo điều kiện giải phóng vốn dự trữ để xoay vòng vốn nhanh, hạn chế nguồn đi vay, góp phần nâng cao lợi nhuận.

2.5.1.2.2 Số vòng quay khoản phải thu

Số vòng quay khoản phải thu có xu hướng tăng qua ba năm qua, cụ thể: Năm 2012 là 31 vòng.

Năm 2013 mặc dù doanh thu giảm so với năm 2012, nhưng do khoản phải thu giảm mạnh nên số vòng quay khoản phải thu tăng lên 60 vòng.

54

Năm 2014 khoản phải thu tiếp tục giảm, đồng thời doanh thu tăng nên số vòng quay khoản phải thu tiếp tục tăng lên 72 vòng.

Ta thấy vòng quay khoản phải thu giảm qua các năm chứng tỏ công ty đang siết chặt chính sách thu tiền bán hàng, nhằm hạn chế bị khách hàng chiếm dụng vốn. Để thấy được mức độ siết chặt đến mức nào ta tiếp tục phân tích tỷ số kỳ thu tiền bình quân.

2.5.1.2.3 Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân các năm như sau:

Năm 2012 kỳ thu tiền bình quân là 11 ngày.

Năm 2013 kỳ thu tiền bình quân giảm xuống còn 6 ngày. Năm 2014 kỳ thu tiền bình quân tiếp tục giảm còn 5 ngày.

Nguyên nhân làm cho kỳ thu tiền bình quân giảm đáng kể trong hai năm 2013 và 2014 là do công ty đã rút ngắn thời gian thanh toán đối với khách hàng thường xuyên trả tiền không đúng hạn, bên cạnh đó công ty còn áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán vì thế đã tạo được động lực cho khách hàng thanh toán tiền hàng sớm cho công ty, hạn chế bị khách hàng chiếm dụng vốn.

Kỳ thu tiền bình quân giảm cho thấy công tác thu tiền bán hàng của công ty rất hiệu quả, vốn bị chiếm dụng ngày càng giảm. Tuy nhiên công ty cần thận trọng vì nếu chính sách thu tiền quá chặt sẽ ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ hàng hóa.

2.5.1.2.4 Số vòng quay vốn lƣu động

Số vòng quay vốn lưu động năm 2013 và năm 2014 giảm so với năm 2012, cụ thể: Năm 2012 số vòng quay vốn lưu động bình quân là 4,11 vòng. Thời gian một vòng quay vốn lưu động là 88 ngày. Cho thấy cứ một đồng vốn lưu động thì công ty sẽ thu về 4,11 đồng doanh thu, và để tạo ra được 4,11 đồng doanh thu công ty phải mất 88 ngày.

Năm 2013 một đồng vốn lưu động sẽ tạo ra được 3,42 đồng doanh thu, giảm 0,69 đồng so với năm 2012, và một vòng quay vốn lưu động mất 106 ngày, tăng 19 ngày so với năm 2012. Nguyên nhân làm giảm vòng quay vốn lưu động là do trong năm 2013 công ty đã mở rộng quy mô hàng tồn kho, bên cạnh đó hoạt động bán hàng của năm 2013 cũng không được thuận lợi làm cho vòng quay vốn lưu động giảm xuống.

55

Năm 2014 trung bình một vòng vốn lưu động tạo ra 3,41 đồng doanh thu, giảm 0,01 đồng so với năm 2013. Nguyên nhân là vốn lưu động bình quân trong năm 2014 cao hơn vốn lưu động bình quân năm 2013, do đó mặc dù doanh thu có tăng hơn so với năm 2013 nhưng vòng quay vốn lưu động cũng không có bước cải thiện đáng kể.

Qua phân tích trên ta thấy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong hai năm 2013 và 2014 không tốt bằng 2012, do công ty đã mở rộng vốn lưu động mà chủ yếu là mở rộng hàng tồn kho, đồng thời doanh thu trong năm 2013 và 2014 còn giảm so với doanh thu năm 2012. Qua đó ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ngày càng giảm, và lượng vốn lưu động cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu ngày càng tăng, vốn lưu động bị ứ đọng khá lớn trong hàng tồn kho. Công ty cần rút ngắn hơn nữa vòng quay vốn lưu động để tiết kiệm vốn, vì nguồn vốn hoạt động của công ty phần lớn là đi vay ngắn hạn do đó nếu vòng quay vốn mà kéo dài thì chi phí lãi vay càng thêm nặng.

2.5.1.2.5 Số vòng quay vốn cố định

Ta thấy vòng quay vốn cố định năm 2012 là 8,02 vòng, có nghĩa là 1 đồng tài sản cố định tạo ra được 8,02 đồng doanh thu. Năm 2013 vòng quay vốn cố định giảm xuống còn 7,62 vòng, nguyên nhân chính là do doanh thu năm 2013 giảm so với năm 2012. Năm 2014 vòng quay tổng tài sản cố định tăng trở lại 8,34, nguyên nhân là do doanh thu năm 2014 tăng trở lại đồng thời tài sản cố định cũng giảm do khấu hao.

Nếu kết hợp với tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cố định ta có: Năm 2012 = 3%.

Năm 2013 = 2,7%. Năm 2014 = 3,8%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy năm 2012 cứ 100 đồng tài sản cố định sẽ tạo ra được 3 đồng lợi nhuận. Đến năm 2013 hiệu quả sử dụng tài sản cố định kém hơn so với năm 2012, cứ 100 đồng tài sản cố định chỉ tạo ra 2,7 đồng lợi nhuận, giảm 0,3 đồng so với năm 2012. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định năm 2014 là tốt nhất, 100 đồng tài sản cố định tạo ra 3,8 đồng doanh thu.

Qua phân tích trên cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định năm 2014 là tốt nhất, do tình hình kinh doanh trong năm có hiệu quả, nên đã khai thác tốt tiềm năng của tài sản cố định. Công ty cần tiếp tục nâng cao doanh thu hơn nữa nhằm khai thác tối đa năng suất của tài sản cố định, tránh tình trạng lãng phí.

56

2.5.1.2.6 Số vòng quay toàn bộ vốn

Số vòng quay toàn bộ vốn cho ta biết hiệu quả sử dụng của toàn bộ vốn bao gồm vốn lưu động và vốn cố định.

Ta thấy năm 2012 số vòng quay toàn bộ vốn là 2,66 vòng, tức là 1 đồng vốn tạo ra được 2,66 đồng doanh thu.

Năm 2013, số vòng quay toàn bộ vốn chỉ còn 2,22 đồng, giảm 0,44 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2013 công ty đã mở rộng quy mô kinh doanh nhưng doanh thu không những không tăng mà còn giảm so với năm 2012.

Năm 2014, số vòng quay toàn bộ vốn tăng trở lại 2,47 vòng, nguyên nhân là do tình hình doanh thu năm 2014 có khả quan trở lại, bên cạnh đó tổng vốn hoạt động cũng giảm xuống, nên hiệu quả sử dụng vốn được cải thiện hơn năm 2013, nhưng ta thấy vòng quay năm 2014 vẫn còn thấp hơn 2012 là 0,19 vòng.

Như vậy, mặc dù quy mô hoạt động không lớn bằng hai năm 2013 và 2014 nhưng hiệu quả sử dụng vốn năm 2012 là tốt nhất, nguyên nhân là do năm 2013 và 2014 dù quy mô hoạt động có được mở rộng nhưng tốc độ doanh thu không tăng kịp với tốc độ mở rộng quy mô, không những thế doanh thu năm 2013 còn giảm so với năm 2012, nên dẫn đến hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của công ty trong giai đoạn mở rộng không được tốt lắm.

2.5.1.3 Nhóm các tỷ số về khả năng sinh lợi

Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của kinh doanh, nếu chỉ phân tích sự tăng giảm giá trị của lợi nhuận qua các năm ta sẽ không thấy được mức độ hợp lý của sự tăng giảm đó. Chính vì thế chúng ta cần phải phân tích các tỷ số của lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu, vốn chủ sở hữu, cũng như toàn bộ vốn để có thể đánh giá mức độ biến động có phù hợp không. Ta có bảng phân tích 2.25.

Bảng 2.25: Tổng hợp các tỷ số về khả năng sinh lời

TỶ SỐ ĐVT 2012 2013 2014

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu % 0,39 0,35 0,45

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có % 3,59 2,92 3,80

Tỷ suất lợi nhuận trên toàn bộ vốn % 1,03 0,79 1,11

57

2.5.1.3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Đây là mối quan hệ giữa lợi nhuận với doanh thu, hai yếu tố này có mối quan hệ mật thiết, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí của doanh nghiệp trong thương trường, và lợi nhuận cho biết chất lượng, hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp. Như vậy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho ta biết vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có sự trồi sụt qua các năm, cụ thể:

Năm 2012, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 0,39%. Cho ta biết cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra 0,39 đồng lợi nhuận.

Năm 2013, tỷ suất này giảm còn 0,35%, giảm 0,04% so với năm 2012. Cho thấy tình hình lợi nhuận trong năm 2013 không được tốt, nguyên nhân do ảnh hưởng của giá xăng dầu trong năm tăng cao làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp tăng, bên cạnh đó chi phí tài chính cũng tăng làm cho tốc độ lợi nhuận giảm nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu.

Năm 2014, tỷ suất này là khá tốt 0,45% cao nhất trong ba năm, nguyên nhân là do trong năm 2014 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, doanh thu tăng đồng thời kiểm soát tốt hơn khoản mục chi phí, làm cho lợi nhuận tăng với tốc độ cao hơn tốc độ gia tăng của doanh thu.

Mặc dù tình hình lợi nhuận trên doanh thu trong năm 2013 có phần giảm sút, nhưng tỷ lệ này trong năm 2014 có phần tăng trở lại cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty đã có xu hướng tốt, do công ty đã dần kiểm soát được các khoản mục chi phí, cụ thể là chi phí lãi vay.

2.5.1.3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có sẽ cho chúng ta biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu bỏ ra. Nhìn chung khả năng sinh lời này cũng giảm trong năm 2013 và tăng trong năm 2014, cụ thể:

Năm 2012 là 3,59%, cho thấy cứ 100 đồng vốn bỏ ra công ty sẽ thu được 3,59 đồng lợi nhuận.

Năm 2013 là 2,93%, giảm so 0,66% so với năm 2012, chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu là không được tốt so với năm 2012. Ta thấy vốn chủ sở hữu bỏ ra trong năm nhiều hơn so với 2012 nhưng lợi nhuận lại giảm làm cho hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP cải THIỆN TÌNH HÌNH tài CHÍNH của CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại DỊCH vụ sản XUẤT NGA KIM PHÁT (Trang 65)