Địa bàn kinh doanh

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP cải THIỆN TÌNH HÌNH tài CHÍNH của CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại DỊCH vụ sản XUẤT NGA KIM PHÁT (Trang 34)

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Sản Xuất Nga Kim Phát hoạt động trong lĩnh vực buôn bán vật liệu xây dựng, địa bàn kinh doanh chính của công ty là tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy hai năm 2012 – 2013 doanh thu theo thị trường Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ trọng cao hơn so với các thị trường khác. Năm 2013 thị trường Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 62%, tương đương 22.064 triệu đồng, các thị trường khác chiếm tỷ lệ 38% tương đương 13.524 triệu đồng. Do đó thị trường Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là thị trường trọng điểm và có nhiều khách hàng quen của công ty.

20

Tại các thị trường khác công ty đang từng bước xây dựng thương hiệu nên doanh thu có phần thấp hơn.

Năm 2014 tổng doanh thu cao hơn so với năm 2013. Và tỷ trọng giữa các thị trường có sự chuyển dịch rõ rệt hơn so với năm 2013. Tỷ trọng tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh giảm còn 57% tương đương 21.538 triệu đồng và ở các thị trường khác đã tăng lên 5% tương đương 16.248 triệu đồng. Qua đó cho thấy công tác mở rộng thị trường của công ty sang các tỉnh khác khá thành công.

Bảng 2.3: Địa bàn kinh doanh

ĐVT: Triệu đồng

THỊ TRƢỜNG 2012 2013 2014

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Hồ Chí Minh 28.941 75 22.064 62 21.538 57 Các tỉnh lân cận 9.647 25 13.524 38 16.248 43

Tổng 38.588 100 35.588 100 37.786 100

(Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty Nga Kim Phát)

2.1.6 Phƣơng thức kinh doanh

Biểu đồ 2.1: Phƣơng thức kinh doanh

(Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty Nga Kim Phát)

Hình thức kinh doanh tại công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Sản Xuất Nga Kim Phát chủ yếu tập trung qua hình thức Bán hàng trực tiếp – là việc bán hàng hóa, dịch vụ tại công ty một cách trực tiếp nhất từ tay người bán đến tay người mua.

Trực tiếp 82% Bán hàng qua điện thoại 18%

21

Ngoài ra còn có hình thức Bán hàng qua điện thoại – là người mua gọi điện đến công ty đặt hàng và sau đó công ty sẽ vận chuyển hàng trực tiếp đến cho người mua, thanh toán sẽ được thông qua hình thức chuyển khoản.

Ưu điểm của phương thức kinh doanh này là có thể tiếp cận trực tiếp và xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Đồng thời qua việc tiếp xúc khách hàng có thể dễ dàng nắm bắt thông tin và nhận biết được nhu cầu của khách hàng, tìm kiếm và sàng lọc được những khách hàng tiềm năng nhất cũng như có thể trực tiếp tạo được sự tin tưởng của khách hàng đối với công ty.

Nhược điểm trong phương thức kinh doanh trực tiếp là sẽ gặp nhiều những rủi ro trong giao tiếp vì đây là sự tương tác giữa con người với con người và đôi khi cũng dẫn đến những chuyện không hài lòng nhau và chi phí cho vận chuyển hàng hóa cao qua bán hàng qua điện thoại cao.

2.1.7 Khả năng cạnh tranh

Hiện nay, công việc xã hội hóa – hiện đại hóa đất nước đang càng ngày phát triển, việc nâng cấp và xây dựng các cơ sở hạ tầng là một yếu tố không thể thiếu. Và điều này dẫn đến cần có một nguồn cung cấp lớn các vật liệu, thiết bị xây dựng cho các công trình. Đây chính là cơ hội để cho các doanh nghiệp kinh doanh về vật liệu xây dựng phát triển và mở rộng. Và cũng vì cơ hội quá lớn như vậy nên đã thu hút hàng loạt các doanh nghiệp phát triển theo lĩnh vực kinh doanh này. Qua đó có thể thấy được đang có một sự cạnh tranh đang khắc nghiệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng.

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Sản Xuất Nga Kim Phát cũng đã lường được các vấn đề cạnh tranh, nên công ty rất tích cực trong việc luôn tìm hiểu các loại thiết bị, vật liệu dùng trong xây dựng mới, mang tính đặc trưng, độc quyền cùng với tiêu chí chất lượng tốt nhất có thể nhằm nâng cao chất lượng cũng như tăng tính đa dạng phong phú các mẫu mã sản phẩm, đưa tới cho khách hàng một hình ảnh công ty “Bạn cần, tôi có” hoàn chỉnh nhất. Bên cạnh đó, công ty cũng đưa đến cho khách hàng những mức giá phù hợp nhất, mang tính cạnh tranh nhất. Điều này đã khiến công ty tuy ra đời sau nhưng cũng đã giành được sự tin tưởng nhất định của các khách hàng khi đến hợp tác với công ty.

22

Ngoài ra, để tăng thêm tính cạnh tranh, công ty còn có các dịch vụ khuyến mãi gửi đến các khách hàng tiềm năng như tặng quà cho khách hàng trong các dịp lễ, Tết,... Hay giảm giá một phần cho các khách hàng mua số lượng lớn và ký hợp đồng lâu dài.

2.1.8 Định hƣớng phát triển cho công ty trong những năm tới

Công ty có định hướng phát triển trong những năm tới sẽ cố gắng mở rộng thêm quy mô và địa bàn hoạt động của công ty một cách hợp lý nhất nhằm đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng, cũng như đưa sự phát triển của công ty lên cao hơn nữa để tạo đầu ra ngày càng nhiều cho sản phẩm.

Bên cạnh đó, công ty vẫn sẽ tiếp tục khai thác các khách hàng tiềm năng - là các công ty chuyên về nhận thầu và xây dựng công trình, cơ sở hạ tầng. Công ty cũng sẽ phải năng động, linh hoạt hơn trong công việc tìm kiếm thị trường nhằm làm tiền đề cho sự phát triển, mở rộng công ty.

Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, kinh doanh những sản phẩm chất lượng tốt, không ngừng tìm kiếm làm đa dạng các mặt hàng nhằm tăng uy tín và tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty.

Và điều cơ bản nhất trong việc phát triển công ty chính là nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn, kỹ năng cho nhân viên. Điều này là một bước đệm vững chắc phải có cho sự phát triển của công ty. Đồng thời giữ vững và từng bước cải thiện đời sống vật chất cho nhân viên, nhằm tạo được sự trung thành cũng như luôn có được đội ngũ nhân viên dày dạn kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn vững chắc.

2.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Thƣơng mại Dịch vụ Sản xuất Nga Kim Phát giai đoạn 2012 – 2014 thông qua Bảng cân đối kế toán

2.2.1 Đánh giá khái quát sự biến động về tài sản và nguồn vốn.

Nghiên cứu sự biến động về tài sản và nguồn vốn sẽ cho ta biết được sự biến động về quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của công ty.

2.2.1.1 Đánh giá khái quát sự biến động về tài sản

Qua bảng 2.4, tổng giá trị tài sản năm 2012 là thấp nhất với số tiền là 14,5 tỷ. Sang năm 2013 tổng giá trị tài sản tăng lên với số tiền là 16 tỷ, cao hơn so với năm 2012 gần 1,5 tỷ, chủ yếu do tài sản ngắn hạn tăng, chứng tỏ quy mô kinh doanh của công ty năm

23

2013 tăng lên đáng kể, hơn 10% so với năm 2012. Đến năm 2014, tổng giá trị tài sản có giảm xuống hơn 4% so với năm 2013, với tổng số tiền là hơn 15 tỷ, cho thấy quy mô kinh doanh năm 2014 có giảm xuống so với 2013 nhưng vẫn còn cao hơn so với tổng tài sản năm 2012.

Bảng 2.4: Phân tích sự biến động về tài sản

ĐVT: Triệu đồng TÀI SẢN 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % A. TSNH 9.546 11.303 10.874 1.757 18,41 (429) (3,80) B. TSDH 4.977 4.697 4.417 (280) (5,63) (280) (5,96) Tổng 14.523 16.000 15.291 1.477 10,17 (709) (4,43)

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty Nga Kim Phát)

Như vậy, theo nhận định ban đầu, thì quy mô năm 2012 là thấp nhất trong ba năm. Đến năm 2013 công ty mở rộng quy mô kinh doanh, nhưng có lẽ nhận thấy tình hình lợi nhuận không khả quan nên công ty đã thu hẹp quy mô trong năm 2014.

2.2.1.2 Đánh giá khái quát sự biến động về nguồn vốn

Giống như tổng tài sản, tổng nguồn vốn cũng tăng giảm qua các năm đúng bằng giá trị của tổng tài sản. Mà nguồn vốn thì được hình thành từ vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, do đó chúng ta cần phải biết sự gia tăng này là từ đâu.

Bảng 2.5: Phân tích sự biến động về nguồn vốn

ĐVT: Triệu đồng NGUỒN VỐN 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Nợ phải trả 10.346 11.696 10.817 1.350 13,05 (879) (7,52) Nguồn vốn CSH 4.177 4.304 4.474 127 3,04 170 3,95 Tổng 14.523 16.000 15.291 1.477 10,17 (709) (4,43)

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty Nga Kim Phát)

Qua bảng 2.5 ta thấy được, tổng nguồn vốn tăng lên trong năm 2013 phần lớn là do nợ phải trả tăng hơn 1.350 triệu, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu chỉ tăng hơn 127 triệu. Trong năm 2014, tổng nguồn vốn giảm là do nợ phải trả giảm xuống một lượng gần 900 triệu, bên cạnh đó nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng lên một số tiền 170 triệu so với

24

năm 2005. Ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua ba năm đây là một điều khả quan đối với công ty vì công ty có xu hướng tự chủ về tài chính.

Việc vốn chủ sở hữu tăng đều qua các năm là điều rất tốt, cho thấy công ty hoạt động có lãi, và có xu hướng tự chủ hơn về mặt tài chính. Tuy nhiên, ta đặc biệt chú ý năm 2013, để mở rộng quy mô kinh doanh công ty đã tăng phần nợ phải trả lên quá cao, điều này có thể làm cho chi phí tài chính tăng theo. Vì vậy ta sẽ nghiên cứu kỹ về vấn đề này trong những phần sau. Năm 2014 có vẻ khả quan hơn, công ty đã giảm nợ phải trả và tăng vốn chủ sở hữu.

2.2.1.3 Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn là xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nhằm đánh giá khái quát tình hình phân bố, huy động sử dụng các loại tài sản và nguồn vốn. Qua đó, chúng ta có thể đánh giá được sự cân bằng tài chính của doanh nghiệp.

2.2.1.3.1 Cân đối 1

B. Nguồn vốn = A. Tài sản [I+II+IV+V(2,3)] + B. Tài sản [I+II+III] Trong đó:

B. Nguồn vốn = Vốn chủ sở hữu.

A. Tài sản [I+II+IV+V(2,3)] = Tiền và các khoản tương đương tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn + Hàng tồn kho + Thuế GTGT được khấu trừ + Thuế và các khoản phải thu Nhà nước.

B. Tài sản [I+II+III] = Các khoản phải thu dài hạn + Tài sản cố định + Bất động sản đầu tư.

Bảng 2.6: Cân đối (1) giữa Tài sản và Nguồn vốn

ĐVT: Triệu đồng

NĂM 2012 2013 2014

(1) 4.177 4.304 4.474

(2) 13.296 15.413 14.768

(3) (9.119) (11.109) (10.294)

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty Nga Kim Phát)

25 (1) = B. Nguồn vốn chủ sở hữu.

(2) = A. Tài sản (I+II+IV+V(2,3)+VI) + B. Tài sản (I+II+III). (3) = (1) – (2): Phần chênh lệch.

Cân đối này sẽ cho chúng ta biết nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có đảm bảo trang trải các loại tài sản cho các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp không? Từ cân đối trên ta có bảng 2.6.

Ta thấy:

Năm 2012: Nguồn vốn chủ sở hữu hơn 4 tỷ nhưng vẫn không đáp ứng đủ cho hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp. Công ty thiếu một lượng vốn hơn 9 tỷ đồng, điều này bắt buộc công ty phải vay thêm vốn của ngân hàng hoặc đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, ta thấy:

Vay: Gần 8 tỷ đồng.

Vốn chiếm dụng: Hơn 2,4 tỷ đồng

Công ty thiếu một lượng vốn hơn 9 tỷ, nhưng vốn đi vay và chiếm dụng lại hơn 10 tỷ. Vì giữa năm 2012 công ty đã bắt đầu lên kế hoạch mở rộng quy mô phát triển công ty, và công ty đã vay thêm hơn nhu cầu 1 tỷ nhằm lấy vốn để thực hiện kế hoạch mở rộng quy mô.

Năm 2013: Nguồn vốn chủ sở hữu có tăng, nhưng đồng thời quy mô hoạt động kinh doanh của công ty cũng tăng lên làm cho công ty thiếu một lượng vốn còn cao hơn năm 2012, với số tiền thiếu là khoảng 11 tỷ đồng. Do đó công ty tiếp tục vay ngân hàng và chiếm dụng vốn của đơn vị khác, cụ thể:

Vay: Gần 8,5 tỷ đồng.

Vốn chiếm dụng: Hơn 3,2 tỷ đồng

Năm 2014: Nguồn vốn chủ sở hữu có tăng lên chút ít, và quy mô hoạt động có giảm nên nhu cầu vốn có giảm so với năm 2013. Tuy nhiên vẫn thiếu một lượng vốn rất lớn hơn 10 tỷ đồng, và công ty vẫn phải bù đắp bằng cách:

Vay: 7,5 tỷ đồng

Vốn chiếm dụng: Hơn 3,1 tỷ đồng

Qua phân tích trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu không đủ trang trải cho những hoạt động chủ yếu của công ty, nên doanh nghiệp phải đi vay ngân hàng hoặc chiếm dụng vốn của các đơn vị khác, điều này là phổ biến đối với các công ty thương mại như công ty Nga Kim Phát. Thông qua bảng cân đối kế toán ta thấy công ty vay vốn ngắn hạn

26

để bù đắp cho khoản thiếu hụt tạm thời trong kinh doanh, đây là nguồn vốn hợp pháp và không có tình trạng quá hạn trong thanh toán nên công ty có được sự tín nhiệm khá cao của ngân hàng cho vay. Để thấy rõ hơn và xem xét số vốn vay có hợp lý không, có đáp ứng được như cầu vốn còn thiếu không ta tiếp tục xét mối quan hệ cân đối thứ 2.

2.2.1.3.2 Cân đối 2

B. Nguồn vốn + A. Nguồn vốn [I(1)+II] = A. Tài sản [I+II+IV+V(2,3)] + B. Tài sản [I+II+III] Trong đó:

A. Nguồn vốn [I(1) + II] = Vay ngắn hạn + Nợ dài hạn. Từ cân đối này ta có bảng 2.7 (Phụ lục B).

Bảng 2.7: Cân đối (2) giữa Tài sản và Nguồn vốn

ĐVT: Triệu đồng

NĂM 2012 2013 2014

(4) 12.072 12.775 12.134

(5) 13.296 15.413 14.768

(6) (1.224) (2.638) (2.634)

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty Nga Kim Phát)

Trong đó:

(1) = B. Nguồn vốn + A. Nguồn vốn [I(1)+II].

(2) = A. Tài sản [I+II+IV+V(2,3)] + B. Tài sản [I+II+III]. (3) = (4) – (5): Phần chênh lệch.

Ta thấy, cả nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay vẫn không đủ trang trải cho những hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp, nên công ty phải đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Cụ thể nguồn vốn chiếm dụng khai thác được năm 2012 là 2,4 tỷ đồng, để bù đắp cho phần vốn kinh doanh còn thiếu. Tương tự với các năm 2013 vốn chiếm dụng là 3,2 tỷ đồng và 2014 là 3,1 tỷ đồng.

Như vậy mặc dù đã đi vay để bù đắp nhưng nguồn vốn vẫn không đủ để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh chủ yếu; và nếu năm 2012 chỉ thiếu hơn 1,2 tỷ thì năm 2013 và 2014 phần vốn thiếu này đã tăng gấp đôi nên công ty đã phải đi chiếm dụng vốn để bù đắp cho khoản thiếu hụt đó. Để thấy được phần vốn đi chiếm dụng được sử dụng như thế nào chúng ta tiếp tục phân tích cân đối giữa vốn đi chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng.

27

2.2.1.3.3 So sánh vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng

Bảng 2.8: So sánh vốn đi chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng

ĐVT: Triệu đồng

NĂM 2012 2013 2014

(A) 2.451 3.225 3.157

(B) 1.227 587 523

(C) 1.224 2.638 2.634

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty Nga Kim Phát)

Trong đó:

(A) = A. Nguồn vốn [I(2,3,4,5,6,7,8)+III] = Phải trả cho người bán + Người mua trả tiền trước + Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước + Phải trả người lao động + Chi phí phải trả + Các khoản phải trả ngắn hạn khác + Dự phòng phải trả ngắn hạn: Nguồn vốn đi chiếm dụng

(B) = A. Tài sản (III+V(1,4)] = Các khoản phải thu ngắn hạn + Chi phí trả trước ngắn hạn: Nguồn vốn bị chiếm dụng.

(C) = (A) – (B): Chênh lệch giữa (A) và (B).

Qua bảng 2.8 ta thấy, nguồn vốn công ty đi chiếm dụng lớn hơn nguồn vốn bị chiếm dụng, do đó công ty đã tận dụng phần chênh lệch này tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán ta thấy, nguồn vốn đi chiếm dụng chủ yếu là phải trả cho người bán và một phần nhỏ không đáng kể thuế phải nộp cho Nhà nước. Đồng thời thông qua bảng cân đối kế toán ta cũng thấy vốn bị chiếm dụng là do khoản mục phải thu của khách hàng tạo nên.

Như vậy, có sự chiếm dụng vốn qua lại với nhau giữa người cung cấp hàng hóa với người mua hàng hóa. Trong mối quan hệ thanh toán này, ta thấy công ty chiếm dụng vốn của nhà cung cấp hàng hóa nhiều hơn là bị người mua hàng chiếm dụng vốn, vì thế phần chênh lệch này đã được công ty tận dụng vào hoạt động kinh doanh của mình, qua tìm

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP cải THIỆN TÌNH HÌNH tài CHÍNH của CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại DỊCH vụ sản XUẤT NGA KIM PHÁT (Trang 34)