So sánh vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP cải THIỆN TÌNH HÌNH tài CHÍNH của CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại DỊCH vụ sản XUẤT NGA KIM PHÁT (Trang 42 - 43)

Bảng 2.8: So sánh vốn đi chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng

ĐVT: Triệu đồng

NĂM 2012 2013 2014

(A) 2.451 3.225 3.157

(B) 1.227 587 523

(C) 1.224 2.638 2.634

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty Nga Kim Phát)

Trong đó:

(A) = A. Nguồn vốn [I(2,3,4,5,6,7,8)+III] = Phải trả cho người bán + Người mua trả tiền trước + Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước + Phải trả người lao động + Chi phí phải trả + Các khoản phải trả ngắn hạn khác + Dự phòng phải trả ngắn hạn: Nguồn vốn đi chiếm dụng

(B) = A. Tài sản (III+V(1,4)] = Các khoản phải thu ngắn hạn + Chi phí trả trước ngắn hạn: Nguồn vốn bị chiếm dụng.

(C) = (A) – (B): Chênh lệch giữa (A) và (B).

Qua bảng 2.8 ta thấy, nguồn vốn công ty đi chiếm dụng lớn hơn nguồn vốn bị chiếm dụng, do đó công ty đã tận dụng phần chênh lệch này tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán ta thấy, nguồn vốn đi chiếm dụng chủ yếu là phải trả cho người bán và một phần nhỏ không đáng kể thuế phải nộp cho Nhà nước. Đồng thời thông qua bảng cân đối kế toán ta cũng thấy vốn bị chiếm dụng là do khoản mục phải thu của khách hàng tạo nên.

Như vậy, có sự chiếm dụng vốn qua lại với nhau giữa người cung cấp hàng hóa với người mua hàng hóa. Trong mối quan hệ thanh toán này, ta thấy công ty chiếm dụng vốn của nhà cung cấp hàng hóa nhiều hơn là bị người mua hàng chiếm dụng vốn, vì thế phần chênh lệch này đã được công ty tận dụng vào hoạt động kinh doanh của mình, qua tìm hiểu ta thấy được khoản chiếm dụng này là hoàn toàn hợp pháp do chính sách thanh toán gối đầu công ty được hưởng từ nhà cung cấp, không có tình trạng quá hạn trong thanh toán.

28

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP cải THIỆN TÌNH HÌNH tài CHÍNH của CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại DỊCH vụ sản XUẤT NGA KIM PHÁT (Trang 42 - 43)