Tăng cường công tác quản lí học sinh, ngăn chặn và xử lí kịp thời cá hiện tượng tiêu cực trong học sinh, xây dựng môi trường giáo dục

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh nghệ an hiện nay (Trang 76 - 79)

thời cá hiện tượng tiêu cực trong học sinh, xây dựng môi trường giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh

Công tác quản lý học sinh trong nhà trường giữ vị trí quan trọng đối với công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Ý thức được vấn đề này nhà trường đã thành lập đội xung kích của nhà trường, thường xuyên kiểm tra chéo giữa các khối, các lớp để đảm bảo tính công bằng.

Để đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý học sinh trong nhà trường, nhà trường cần đưa ra quy chế về khen thưởng, kỷ luật, chế độ học bổng, đánh giá kết quả học tập, xếp hạnh kiểm, cũng như tạo điều kiện cho các em có cơ hội để đứng vào hàng ngũ của Đảng.

Bên cạnh đó, nhà trường phải phối hợp nhịp nhàng với Công Đoàn, Đoàn trường, Tổ bảo vệ, Tổ hành chính, Tổ Giáo vụ quản sinh trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Theo dõi sát sao các hoạt động của học sinh để kịp thời động viên, giúp đỡ và ngăn chặn những việc làm không lành mạnh trong học sinh.

Học sinh các trường trung học Phổ thông Dân tộc nội trú Nghệ An sống ở ký túc xá. Ngoài giờ lên lớp, cuộc sống của học sinh là ở đây, mọi cách nhìn lệch lạc, chạy theo thị hiếu, sống buông thả... cũng bắt nguồn từ đây. Vì vậy, ngoài việc giáo dục, nâng cao ý thức tự quản, cần theo dõi sát sao, xử lý nghiêm khắc, kịp thời những hiện tượng tiêu cực trong khu “dân cư” này.

Tăng cường kiểm tra, xử lý, đánh giá công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

- Với quá trình kiểm tra: Phải thực hiện thường xuyên, liên tục theo định kỳ hay đột xuất, qua nhiều kênh thông tin: Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tổ Giáo vụ quản sinh, lực lượng xung kích học sinh... nhằm mục đích: Đánh giá đúng, kịp thời biểu dương, khen thưởng,

khuyến khích học sinh phấn đấu vươn lên, đồng thời ngăn chặn, phê bình những sai trái vi phạm, thúc đẩy tự giác thực hiện nhiệm vụ.

Với quá trình đánh giá: Hãy đánh giá đúng khả năng học tập, rèn luyện của học sinh; đừng vì bệnh thành tích thi đua, tỷ lệ yếu kém... mà làm qua loa, bình quân trong đánh giá xếp loại học sinh.

Với những học sinh cá biệt cần quan tâm thường xuyên theo dõi và liên lạc chặt chẽ với phụ huynh học sinh để có biện pháp giáo dục kịp thời. Có những biện pháp kiên quyết, cứng rắn, đồng thời phải gần gũi, hiểu hoàn cảnh để giúp các em tránh những suy nghĩ lệch lạc về bản thân, tạo niềm tin và chỗ dựa tinh thần cho các em phấn đấu sửa chữa, vươn lên trở thành công dân tốt.

Với quá trình xử lý: Cần thực hiện đúng tiến trình quy định và đảm bảo nguyên tắc sau:

- Phải tiến hành Kịp thời, chính xác, công bằng, đúng trình tự quy định, lấy giáo dục làm chính, tránh xu hướng chỉ xử lý phát hiện những sai trái và kỷ luật mà không dành thời gian để định hướng, uốn nắn, giúp học sinh tự giác thực hiện, đồng thời giữ nghiêm kỷ luật, bồi dưỡng những nhân tố tích cực để khắc phục thiếu sót những nhân tố tiêu cực.

- Tạo dư luận đúng đắn trong trường và ngoài xã hội để ủng hộ cái tốt, phê phán cái xấu.

- Có lúc phải kiên quyết xử lý kỷ luật, bằng những hình thức thích hợp: viết bản tự kiểm điểm hoặc cao hơn là đình chỉ học... điều cần thiết là phải đảm bảo tính kỷ cương của nhà trường, pháp luật của xã hội đối với những học sinh vi phạm.

Với quá trình sau xử lý: Sau xử lý cần có kế hoạch theo dõi, phối hợp với phụ huynh, chính quyền địa phương tạo cho học sinh phấn đấu sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ.

Việc khen thưởng và kỷ luật được thực hiện đúng đắn sẽ góp phần tích cực củng cố và phát triển phong trào thi đua: “Dạy tốt, học tốt” và thực hiện hiệu quả cuộc vận động hai không: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” ở mỗi nhà trường.

Có thể nói, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể nên phải đảm bảo tính chặt chẽ của quá trình quản lý giáo dục. Quy trình giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là một quy trình mang tính toàn vẹn và thống nhất từ: “Lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá kết quả”. Mỗi chức năng có vai trò khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, đan xen nhau, bổ sung cho nhau. Thực hiện tốt chức năng này sẽ tạo cơ sở, điều kiện cho các chức năng tiếp theo.

Để thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thì bên cạnh việc xây dựng nội quy kỷ luật học sinh, cần xây dựng nội quy kỷ luật lao động của cán bộ giáo viên, cần kiến tạo bầu không khí tâm lý tích cực trong nhà trường và ngoài xã hội, có quan hệ đồng nghiệp thân thiết, tương trợ, đoàn kết, tạo môi trường giáo dục lành mạnh... sự mẫu mực của thầy cô giáo sẽ là tấm gương soi có tác dụng giáo dục rất lớn đối với học sinh.

Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong giai đoạn hiện nay càng đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cao hơn, cần thiết hơn khi toàn Đảng, toàn dân ta đang tích cực tham gia cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nó sẽ là nguồn lực tinh thần to lớn thực hiện thành công sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.

Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là trách nhiệm toàn xã hội, trong đó giáo dục trong nhà trường có vai trò định hướng quan trọng. Đó là vinh dự và trách nhiệm toàn xã hội giao cho mỗi chúng ta nói riêng và ngành Giáo dục - đào tạo nói chung.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh nghệ an hiện nay (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w