Một số hạn chế cần khắc phục trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh các trường THPT DTNT ở Nghệ An

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh nghệ an hiện nay (Trang 49 - 55)

đức, lối sống cho học sinh các trường THPT DTNT ở Nghệ An

Học sinh các trường Phổ thông trung học nói chung và học sinh các trường Trung học Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An nói riêng đều có hai xu hướng đạo đức, lối sống tương đối khác nhau. Về cơ bản học sinh các trường THPT đều có ý chí tiến thụ, biết xác định động cơ, mục đích học tập đúng đắn, có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởng do gia đình, nhà trường định hướng. Bên cảnh đó vấn còn không ít học sinh không xác định được mục đích, lý tưởng sống, một số em coi nhà trường là nơi “ ẩn nấp” tốt nhất để thoát khỏi sự kiểm soát của bố mẹ và những người thân, cho nên việc các em đến trường chỉ là miễn cưỡng, chiếu lệ. Những học sinh như thế này luôn trong tâm trạng đòi hỏi cả vật chất và các dục vọng của cuộc sống đời thường, các em thiếu ý chí tiến thụ, sống khép mình và luôn tìm mọi cách để trốn tránh trách nhiệm của một người học sinh.

Sự yếu kém được thể hiện trên các mặt sau :

Về đạo đức của học sinh:

Một số học sinh còn chưa tuân thủ kỷ luật của nhà trường, chưa hoàn thành nghĩa vụ cơ bản của một người học sinh.

Sau khi đưa ra câu hỏi : Em thấy có những hiện tượng vi phạm nào tương đối phổ biến trong học sinh ? Chúng tôi thu được kết quả sau :

Không học bài cũ : 40% Trốn học : 15%

Một số biểu hiện khác : 35%

(Điều tra tại các trường trung học Phổ thông Dân tộc nội trú Nghệ An năm 2014)

Bảng 2 : Điều tra về quan niệm sống của học sinh

TT Quan niệm sồng %

1 Quan tâm đến việc của cá nhân và xã hội 70,01% 2 Chỉ quan tâm đến công việc của cá nhân mình 15,20

3 Hành động theo sở thích cá nhân 4,00

4 Không thấy có lợi gì khi phải quan tâm đến người khác 10,79

(Báo cáo công tác giáo dục chính trị tư tưởng năm học 2014 của các trường trung học Phổ thông Dân tộc nội trú Nghệ An )

Qua số liệu trên cho thấy rằng mặc dù học sinh có đầu vào tương đối cao, song một thực tế đáng buồn là có một bộ phận không nhỏ học sinh đã có sự xuống cấp về mặt đạo đức, lối sống. Nguyên nhân của tình trạng đó xuất phát từ những vấn đề sau :

+ Thứ nhất là về phía gia đình : Nhiều gia đình quá chiều chuổng con cái, coi con cái là đối tưởng để phục vụ, cha mẹ luôn đáp ứng mọi yêu cầu mà con mình đòi hỏi. Bên cạnh đó một số gia đình lại quá say sưa với công việc buôn bán, cho nên việc chăm sóc, giáo dục con cái đều phó mặc cho nhà trường. Một số gia đình thi lại lo sợ bị mất uy tín khi con cái hư hỏng cho nen không dám nói sự thật về cọ cái của mình. Đây là một vấn đề mà khá phổ biến lâu nay. Đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiệu số ít có điều kiện chăm sóc cho con cái do điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ học vấn thấp cho nên chỉ “trăm sự nhờ vào thầy, cô và nhà trường”

+ Thứ hai là về phía nhà trường : Trước hết là đối với các trường trung học Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, do đặc thù là một trường chính sách cho nên việc đảm bảo sỹ số cũng là một yêu cầu mà các cấp giao phó. Bên cảnh đó có nhiều giáo viên không biết tiếng dân tộc nên việ tiếp cận với học sinh,

hiểu học sinh là rất khó khăn. Hơn nữa giáo viên người miền xuôi ít được tiếp cận với đồng bào dân tộc thiệu số cho nên khoảng cách về lối sống, văn hóa, phong tục tập quán, lối sống sinh hoạt của các em nên việc giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh rất khó khăn, cho nên nhiều giáo viên lên lớp chỉ biết truyền thụ kiến thức “dạy chữ” mà ít quan tâm dạy đạo đức lối sống “dạy người” cho học sinh.

Sau khi đưa ra câu hỏi : Thầy, cô có quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong quá trình giảng dạy không ? Chúng tôi thu được kết quả như sau : (số lượng học sinh được hỏi 300 )

Rất quan tâm : 37 ,0% Quan tâm : 23,00 %

Không có điều kiện quan tâm : 25,00 % Không quan tâm : 15 %

(Điều tra tại các trường trung học Phổ thông Dân tộc nội trú Nghệ An năm2014)

+ Thứ ba là về phía các cơ quan quản lý : Mặc dù đã có nhiều chính sách quan tâm ưu đãi, nhưng kinh phí để tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh còn nhiều thiếu thốn, cơ sở vật chất chưa đảm bảo. Thiết nghĩ nhà nước nên có một khoản kinh phí riêng để cho giáo viên được đi xuống các bản làng, thôn xóm để tiếp cận phụ huynh học sinh, năm bắt tâm tư nguyện vọng của các em. Việc xâm nhập thực tế sẽ giúp giáo viên có cái nhìn tổng thể về lối sống, phong tục tập quán của các em, từ đó sẽ giúp cho giáo viên có chương trình, kế hoạch giáo dục đạo đức, lối sống cho cho học sinh một cách có hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó tronh những năm qua hiện tượng “Thương mại hóa” hoạt động giáo dục đang có chiều hướng gia tăng trong xã hội, ít nhiều đã và đang làm mất lòng tin của phụ huynh. Hiện tượng dạy thêm, học thêm một cách

tràn lan, khó kiểm soát theo kiểu “ Tiền trao cháo múc” đang làm xói mòn một bộ phận không nhỏ những người thầy, vốn được xã hội xem là “Kỹ sư xây dưng ttaam hồn”. Chính điều này đã làm đảo lộn cả truyền thống tôn sư trọng đạo hàng ngàn năm của dân tộc.

Tình trạng này đang làm cho học sinh băn khoăn và mâu thuẫn trong lời giảng của giáo viên và hiện thực xã hội. Điều này đã làm cho niềm tin của các em bị dằn vặt, ảnh hưởng đến công tác giáo dục đạo đức, lối sống của học sinh, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.

Bảng 3 : Điều tra thái độ của học sinh khi tham gia các hoạt động tập thể. Hoạt động Hào hứng, tự nguyện (%) Thụ động (%) Không muốn tham gia (%)

1. Tham gia các hoạt động từ thiện 63,5 21,3 15,2 2. Tham gia phong trào thanh niên

tình nguyện 60,8 21,2 18.0

3. Sinh hoạt văn nghệ thể thao

trong trường. 59,2 24,7 16,1

4. Sinh hoạt đoàn. 54,3 31,0 14,7

5. phong trào xây dựng trường học 47,9 31,4 20,7

(Báo cáo công tác Đoàn và phong trào thanh niên các trường trung học Phổ thông Dân tộc nội trú Nghệ An năm học 2014-2015).

Số liệu trên cho thấy đa số học sinh có thái độ hào hứng tham gia các hoạt động tập thể do nhà trường tổ chức. Tuy nhiên, bên cạnh đó vấn còn một bộ phận học sinh khi tham gia các phong trào còn thụ động hoặc không thích tham gia. Một số học sinh cho rằng sinh hoạt đoàn còn mang nặng tính hình thức, do vậy, việc huy động đông đạo lực lượng học sinh tham gia hoạt động tập thể gặp khó khăn, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

+ Thứ tư là về phía hội phụ huynh : Các trường trung học Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cần có một hội phụ huynh thường trực để phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Tuy nhiên do đặc thù, phụ huynh ở xa nên việc đi lại rất khó khăn, cho nên việc nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các em chưa được quan tâm đúng mức.

Kết luận chương 2

Giáo dục đạo đức cho học sinh là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể nên phải đảm bảo chặt chẽ của quy trình quản lý giáo dục. Quy trình GDĐĐ học sinh là một quy trình mang tính toàn vẹn và thống nhất từ: “Lập kế hoạch - tổ chức thực hiện - chỉ đạo - kiểm tra, đánh giá kết qủa “. Mỗi chức năng có vai trò khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, đan xen nhau, bổ sung cho nhau; thực hiện tốt chức năng này sẽ tạo cơ sở, điều kiện cho các chức năng tiếp theo.

Để thực hiện hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thì bên cạnh việc xây dựng nội quy kỷ luật học sinh, cần xây dựng nội quy kỷ luật lao động của cán bộ giáo viên, cần kiến tạo bầu không khí tâm lý tích cực trong nhà trường và ngoài xã hội, có quan hệ đồng nghiệp thân thiết, tương trợ đoàn kết, có môi trường lành mạnh … sự mẫu mực trong sinh hoạt, lối sống của cán bộ giáo viên sẽ là tấm gương soi có tác dụng giáo dục rất lớn đối với học sinh.

Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong giai đoạn hiện nay càng đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cao hơn, cần thiết hơn khi toàn Đảng, toàn dân ta đang tích cực tham gia cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tuởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh “. Nó sẽ là nguồn lực tinh thần to lớn thực hiện thành công sự nghiệp CNH HĐH đất nước.

Giáo dục đạo đức học sinh là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó giáo dục ở nhà trường có vai trò định hướng. Đó là sứ mệnh lịch sử – vinh dự và trách nhiệm mà xã hội giao cho nhà trường và mỗi chúng ta nói riêng.

Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh dân tộc nội trú có hiệu quả sẽ là đòn bảy tích cực cho sự nghiệp phát triển miền núi, vùng sâu, vúng xa. Làm tốt công tác này sẽ là điều kiện giúp cho đồng bào dân tộc rút ngắn khoảng cách về trình độ văn hóa, kinh tế chính trị với đồng bào miền xuôi.

Chương 3

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh nghệ an hiện nay (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w