Nghệ An là một tỉnh đất rộng người đông với diện tích 16.487km2, lớn nhất nước, dân số hơn 3 triệu người, đứng thứ tư sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và tỉnh Thanh hóa, được ví như một nước Việt nam thu nhỏ với đủ 4 vùng địa lý- dân cư tiêu biểu : Thành thị, ven biển, đồng bằng và miền núi. Riêng miền núi có 10 Huyện/ 21 huyện thị của tỉnh, chiếm ¾ diện tích của tỉnh là nơi sinh sống của hơn 1 triệu người, trong đó gần 45 vạn đồng bào các dân tộc thiệu số sinh sống gồm chủ yếu các dân tộc như : Dân tộc Thái, H Mông, Kh Mú, Ơ Đu, Thổ . Sau này do quá trình di cư hoặc giao lưu kinh tế xã hội đã có một số dân tộc khác đến sinh sống như : Mường, Tày, Nùng, Hoa, Chăm … Mặc dù miền núi chiếm một địa bàn rộng lớn có ý nghĩa về
chiến lược về an ninh quốc phòng, nhưng cơ bản đây vấn là vùng đất phát triển chậm, đời sống kinh tế khó khăn.
Trước tình hình đó, công tác phát triển kinh tế nói chung và công tác phát triển giáo dục miền núi nói riêng đã được Đảng bộ , Chính quyền và nhân dân tỉnh Nghệ An quan tâm. Ngay từ những năm 50 của thế kỷ trước Nghệ An đã chú trọng thành lập các cơ sở giáo dục dân tộc nhằm tạo điều kiện xóa nạn mù chữ, mở rộng tri thức cho các đồng bào dân tộc thiệu số. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế khó khăn, giao thông đi lại phức tạp nên hiệu quả không được như mong đợi. Vấn đề đặt ra là phải có những ngôi trường cố định, tập trung, có nơi ăn, ở thì mới thu hút được học sinh. Vì vậy những năm 60 một số trường mang dáng dấp mô hình nội trú đã ra đời như trường Thanh Thiếu Nhi Rẻo Cao Kỳ Sơn (1967), trường Thanh Thiếu Nhi Tương Dương, Quế Phong (1968) và 8 trường lao động vùng cao ở các huyện. Sau hội nghị giáo dục toàn quốc 1973, liên Bộ Giáo Dục-Tài Chính đã ra thông tư 30 ban hành một số chính sách cho học sinh dân tộc nội trú vùng cao ở cả 2 nghành Phổ thông và bổ túc văn hóa.
Vì vậy, được sự quan tâm đặc biệt của tỉnh tháng 6 năm 1982 tỉnh Ủy Nghệ Tĩnh lúc bấy giờ đã quyết định mở trường Thanh Thiếu niên Rẻo Cao tập trung ở cấp tỉnh. Ngày 4 tháng 12 năm 1984 Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ Tĩnh đã ký quyết định số 1314/ QĐ-UB thành lập “Trường Thanh Thiếu Niên Dân Tộc Vùng Cao Nghệ Tĩnh”. Sau này trường được đội tên thành trường Dân Tộc Nội Trú Nghệ An.Từ khi thành lập đến nay trường đã đạt được nhiều thành tích tốt trong công tác giáo dục đồng bào các dân tộc thiệu số tỉnh nhà, đã nhiều thế hệ học sinh ở ngôi trường này đã trưởng thành và về công tác ở các huyện miền núi như : Chị Võ Thị Minh Sinh học sinh khóa 1 nay là Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp, Chị Kha Thị Tím Phó Chủ Tịch UBND
huyện Kỳ Sơn, Anh Lô Thanh Sơn Trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện Quỳ Châu…
Tuy nhiên với một tỉnh đông người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống mà trường thì chỉ tuyển sinh 1 khóa được 180 học sinh cho nên vấn đề đặt ra là làm thế nào để thu hút được nhiều hơn nữa học sinh đồng bào dân tộc thiểu số học tập. Ngày 22/6/2009 Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An ký quyết định số 2684/QĐ-UBND thành lập Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Trung Học Phổ Thông Số 2 Nghệ An, địa điểm của trường : Xã Nghi Ân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An . Đến năm học 2012-2013 trường tuyển sinh khóa đầu tiên.
Từ khi thành lập đến nay các trường Dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều thành tích tốt, xứng đáng là nơi đào tạo nguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiệu số trên trên quê hương Bác Hồ Kính yêu.