Tỉnh Nghệ An nằm ở miền Bắc Trung Bộ Việt Nam, từ vĩ độ 18053’ bắc, kinh độ 103030’ đến 106030’ đông. Diện tích tự nhiên của Nghệ An vào loại lớn nhất của cả nước: 16.250 km2, chiếm 83% diện tích của miền Bắc Trung Bộ và chiếm gần 6% diện tích của cả nước. Tổng diện tích miền núi và trung du ở Nghệ An chiếm 77% diện tích tự nhiên của cả tỉnh, riêng vùng núi cao chiếm 58% diện tích tự nhiên.
Vùng núi và Trung du là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh chiếm hơn ba phần tư diện tích trong toàn tỉnh và số dân chiếm một phần tư dân số toàn tỉnh. Địa giới của khu vực này tiếp giáp phía Bắc là miền núi tỉnh Thanh Hoá, phía Tây là 3 tỉnh của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía Nam giáp vùng núi tỉnh Hà Tĩnh và phía Đông giáp các huyện đồng bằng và ven biển.
Miền núi Nghệ An rộng lớn nằm ở giao điểm của các tuyến đường giao thông từ Bắc vào Nam . Trong lịch sử hình thành các thành phần cư dân trong vùng núi Nghệ An, địa bàn này có vị trí thuận lợi đối với điều kiện sinh tồn và phát triển của môi trường sống con người.
Theo tài liệu của các nhà Địa chất, Địa lý học, vùng núi Nghệ An là cả một hệ thống nhiều dãy núi chạy song song theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao trung bình của toàn hệ thống dãy núi là 800 đến 1000 mét trên mặt
nước biển. Những dãy núi cao nhất là Pù Xai Lai Leng 2.711m. Trong khu vực, do biến động của địa hình phức tạp nên đã để lại mặt bằng của vùng đa dạng về đất đai thổ nhưỡng, khí hậu, sông ngòi và cả nguồn động vật, thực vật.
Nghệ An có thành phần cư dân phong phú và có tính biệt lập tương đối về mặt thành phần cư dân. Ngoài tộc người Kinh (Việt), sống đan xen ở các thị trấn, công, nông, lâm trường quốc doanh và một số ít Hoa Kiều, Lào Kiều, số dân cư dân tộc thiểu số ở miền núi Nghệ An thuộc 5 thành phần dân tộc sau đây:
- Dân tộc Thổ bao gồm các nhóm Cuối, Mọn, Đan Lai - Ly Hà và Tày Poọng thuộc nhóm Ngôn ngữ Việt - Mường.
- Dân tộc Khơ - mú thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme. - Dân tộc ơ đu thuộc nhóm Môn - Khơme.
- Dân tộc Thái bao gồm các nhóm: Man Thanh, Hàng Tổng, Tày Mường thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái. Dân tộc H’mông bao gồm các nhóm H’mông Trắng và H’mông Đen thuộc nhóm ngôn ngữ H’mông - Dao.
Địa bàn cư trú của các cư dân trong vùng có mặt các thành phần 4 nhóm ngôn ngữ chủ yếu ở nước ta. Đây là điểm cực Nam của các cư dân H’mông ở nước ta, ranh giới phía Nam của các cư dân Tày - Thái, điểm duy nhất ở nước ta có người ơ - đu. Là nơi tập trung nhất và đông nhất cư dân Khơ - mú và là nơi có cư dân Thổ nhiều nhất với các nhóm địa phương rất phức tạp và đang là một trong những điểm nóng về nghiên cứu khoa học về thành phần tộc người có liên quan đến nguồn gốc dân tộc Việt.
Địa bàn miền núi Nghệ An nằm ở vị trí địa lý rất thuận lợi không chỉ đảm bảo cho những điều kiện tự nhiên môi trường sống thích hợp mà còn là ngã tư của các đường thiên di của các luồng cư dân trong lịch sử.
Dân số các dân tộc thiểu số cư trú ở các huyện trong tỉnh (1)
Hộ Khẩu Hộ Khẩu Hộ Khẩu Hộ Khẩu Hộ Khẩu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Kỳ Sơn Tương Dương Con Cuông Quỳ Châu Quế Phong Quỳ Hợp Nghĩa Đàn Tân Kỳ Anh Sơn Quỳnh Lưu 1.820 6.298 4.996 4.531 5.140 5.788 2.583 1.472 207 98 11.879 41.955 30.833 29.869 38.146 34.560 13.171 8.965 1.372 566 48 167 2.244 3.192 2.115 357 1.162 73 11.513 16.447 10.893 1716 753 43 201 13.035 5.562 302 1.336 1.922 168 179 14.505 1.370 1.793 23 194 Tổng cộng 32.933 211.316 7.766 40.445 2731 20.235 2.269 17.665 23 194
Nguồn :Theo tổng hợp của Ban Dân Tộc Miền Núi tỉnh Ngệ An năm 2014
Dân tộc Thổ là một cộng đồng dân cư bao gồm các nhóm người mang tên Kẹo, Mọn, Cuối, Đan Lai - Ly Hà và Tày Poọng cư trú ở các huyện Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Con Cuông và Tương Dương có số dân khoảng hơn 40 nghìn người tính (theo số liệu Ban dân tộc miền núi tỉnh Nghệ An năm 2014)
Người Đan Lai - Ly Hà và Tày Poọng ở các xã Môn Sơn, Châu Khê, Lục Dạ (thuộc huyện Con Cuông) và người Tày Poọng ở bản Phông xã Tam Thái (thuộc huyện Tương Dương)
Dân tộc Khơ-mú có số dân đông nhất so với cộng đồng Khơ- mú của cả nước và vùng cư trú tương đối tập trung. Theo tổng hợp của Ban DT & MN Nghệ An từ báo cáo của các huyện, thị, tính đến năm 2014, người Khơ mú ở Nghệ An khoảng hơn 35 nghìn người, chiếm 8,15% dân số các dân tộc thiệu số và cư trú ở 5 huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong và Thanh Chương.
Dân tộc Ơ đu sống ở các bản Xốp Pột, xã Kim Hòa và bản Coom xã Kim Đa thuộc huyện Tương Dương, xen kẽ với cư dân Thái và Khơ mú.
Người dân tộc Hmông ở Nghệ có khoảng hơn 20 nghìn người (Theo tổng hợp của Ban DT & MN Nghệ An) Họ cư trú ở vùng cao hiểm trở ở biên giới Vệt Lào sống xen kễ với các dân tộc Thái và Khơ mú . Có 2 vùng sinh tụ tương đối tập trung ở Nghệ An là: vùng núi cao ở phía Bắc thị trấn Mường Xén (huyện Kỳ Sơn) gồm các xã Huồi Tụ, Mường Lống, Đoọc May, Bắc Lý, Mỹ Lý (giáp huyện Quế Phong). Vùng núi cao phía Nam Mường Xén gồm các xã Na Ngoi, Hin Ngộn, Mường Típ, khối cư dân tập trung trong vùng này chiếm 83% dân số người Hmông ở Nghệ An.
Đóng góp của đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi Nghệ An vào công cuộc xây dựng đất nước, quê nhà và bảo vệ tổ quốc là hết sức lớn lao. Khó có thể kể hết công lao khai khẩn những vùng đất canh tác ở vùng núi tỉnh ta, công lao chiến đấu hy sinh cho việc bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng, công lao dìn giữ, tiếp thu và sáng tạo các di sản văn hóa vô giá đối với cộng đồng các dân tộc Việt Nam của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Nghệ An. Đồng bào các dân tộc thiểu số ở Nghệ An có quyền tự hào về những cống hiến lớn lao đó. Đức tính giản dị, tinh thần lạc quan, lao động hết sức mình và thủy chung, lối sống cương trực thẳng thắn, đồng bào đã và đang tạo cho cộng đồng của mình một phong cách địa phương độc đáo mang bản sắc, cốt cách của cư dân miền Tây Nghệ An nói riêng, phong cách xứ Nghệ nói chung. Việc giới thiệu hương sắc các vườn hoa của dân tộc thiểu số ở Nghệ An về văn hóa tộc người là điều cần làm sớm trong tương lai để sao cho khi trình độ dân trí của đồng bào càng được nâng cao, nhu cầu hiểu mình càng được đáp ứng và thỏa mãn, nhu cầu hiểu biết và tiếp xúc giữa các dân tộc cũng như du khách từ nơi khác đến diễn ra với nhịp độ cao và làm phong phú thêm nền văn hóa khu vực.
Miền núi Nghệ An với những thành phần dân tộc đa dạng càng thêm quan hệ tác động nhiều chiều bởi vị trí địa lý, chất lượng dân cư và những yếu tố kinh tế, xã hội khác.Chưa bao giờ con người và núi rừng Nghệ An lại có sự
biến động mạnh mẽ như hiện nay. Nhiều mặt đời sống, kinh tế, văn hóa xã hội đang lên nhưng không ít có những mặt xuống cấp, thậm chí đau lòng. Hiểu đúng tự nhiên, đánh giá đúng nhân tố con người trong sự nghiệp lao động, cải tạo tự nhiên, xã hội hóa cao những giá trị tinh thần tốt đẹp, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa các dân tộc kề cận và của nhân loại...là điều cần thiết và cấp bách để tạo đà cho nhứng tiến bộ lớn của phát triển xã hội của các dân tộc thiểu số ở miền núi và trung du Nghệ An.
Hiện nay được sự quan tâm của Đảng và nhà nước Nghệ An được thành lập hai trường Phổ thông trung học dân tộc nội trú để tập trung con em ở các vùng đồng bào dân tộc thiệu số về thành phố để học tập. Đây là điều kiện tốt cho việc đào tạo nguồn cán bộ cho đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa nhưng nó cũng đặt ra một yêu cầu mới là làm sao giáo dục đạo đức, lối sống cho các em để cho phù hợp với sự phát triển của đất nước. Nhiệm vụ này đang đặt ra cho các trương trung học Phổ thông dân tộc nội trú trong giai đoạn hiện nay.