Đổi mới nhận thức của lãnh đạo nhà trường về giáo dục đạo đức, lối sống và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh các trường

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh nghệ an hiện nay (Trang 80 - 93)

đức, lối sống và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh các trường phổ thông Trung học dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với các thành viên tham gia công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là biện pháp quản lý có ý nghĩa quan trọng. Vì có nhận thức đúng, là cơ sở để định hướng đến một kết quả hoàn thiện.

Đối với các bậc phụ huynh: Có gia đình do cha mẹ sống không gương mẫu, hay buông lõng trong việc giáo dục con cái, phó mặc cho xã hôi, cho nhà trường “trăm sự nhờ thầy” hoặc một số cha mẹ còn coi việc giáo dục đạo đức, lối sống cho con em họ là trách nhiệm của nhà trường. Chúng ta biết rằng, nhà trường dù có thực hiện tốt vai trò giáo dục đạo đức thì cũng không thể quyết định được diện mạo toàn diện của đạo đức, nhân cách thế hệ trẻ. Giáo dục trong nhà trường chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự phối hợp với gia đình và xã hội.

Gia đình là tế bào của xã hội. Đạo đức gia đình luôn gắn liền với đạo đức xã hội, gia đình có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp đến tình cảm và hành vi của các em. Nếp sống của gia đình, những giá trị đạo đức của xã hội được ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em lựa chọn là những tác động trực tiếp, thường xuyên, lâu dài và mạnh mẽ đến học sinh, được học sinh tiếp nhận, thực hiện đầy đủ nhất.

Ở gia đình các bậc phụ huynh nên dạy con cái mình biết cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, dạy con lòng khoan dung, sự độ lựợng vị tha và những chuẩn mực, giá trị đạo đức mà con người phải sống theo, dạy con điều hay lẽ phải. Nhưng để làm được điều đó, trước hết cha mẹ phải là tấm gương sáng cho con cái noi theo. Trẻ em tiếp xúc với các bài học đạo đức và thực hành các hành vi đạo đức trước hết từ trong gia đình, người lớn, các bậc ông bà, cha mẹ, anh chị phải là những tấm gương sáng để các em tìm thấy được ở đó có sự minh chứng cho lối sống có đạo đức, nhân văn của các thành viên trong gia đình.

Trong một thế giới đang đề cao sự thoả mãn tức thì những ham muốn bản năng, thì gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc khơi dậy ý thức về cái tốt và cái xấu, về cái đáng làm và không nên làm, nhưng nếu bố mẹ mà không đóng đúng vai trò của mình thì đừng đòi hỏi những đứa con ở nhà sẽ trở thành những công dân tốt. Đúng như Bác Hồ đã nói: Một tấm gương sáng còn có giá trị một trăm bài diễn văn tuyên truyền. Thế hệ trẻ luôn có tinh thần vươn tới cái đẹp, tâm hồn họ trong sáng nên dễ tiếp cận tới cái Chân- Thiện- Mỹ. Vì thế, cần lấy gương người tốt, việc tốt hàng ngày để giáo dục cho họ.

Đối với cha mẹ học sinh cần phải răn dạy các con chấp hành nội quy của nhà trường, các chủ trương của Đảng và Nhà nước, tham gia đầy đủ các buổi họp phụ huynh, thường xuyên phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm, với nhà trường để kịp thời nắm bắt các thông tin, quản lý việc học tập, rèn luyện

đạo đức của con em mình. Đồng thời cha mẹ cũng không nên quá áp đặt ý nghĩ chủ quan của người lớn cho con trẻ mà không chịu hiểu những tâm tư nguyện vọng, sở thích của lứa tuổi, chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của con mình. Vì vậy có thể ảnh hưởng đến sụ phát triển nhân cách của con trẻ.

Đối với nhà trường: Do nhận thức chưa đầy đủ, chưa đồng bộ trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh nên trong nhà trường hiện nay đang còn hiện tượng tách rời giữa “Dạy chữ”“dạy người”, nhiều giáo viên hiện nay chỉ lo truyền thụ kiến thức trong sách vở mà không chú ý đến việc vận dụng những kiến thức này vào trong đời sống xã hội.

Mặt khác, dưới sự tác động của cơ chế thị trường, cộng với bệnh thành tích các nhà trường chỉ chăm lo trang bị học vấn, học sinh cũng chỉ làm sao để có bằng cấp, kiếm tiền mà ít quan tâm tới công tác giáo dục đạo đức, lối sống.

Hiện nay Đảng và Nhà nước yêu cầu đổi mới trong sự nghiệp giáo dục để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Chúng ta đang sống trong thời đại có sự tiến bộ mạnh mẽ về khoa học công nghệ, sự bùng nổ của thông tin toàn cầu. Việc này đặt ra cho từng con người phải phấn đấu nổ lực vươn lên trong cuộc sống để không lạc hậu với thời cuộc, từng bước theo kịp tốc độ phát triển của thời đại thanh niên học sinh.

Ở nhà trường hiện nay cần dạy cho học sinh những giá trị đạo đức cơ bản của con người thay cho quá nhiều kiến thức hàn lâm, thiếu vắng việc hình thành những thói quen đạo đức và kỹ năng sống đúng đắn. Phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống theo kiểu “tầm chương trích cú” không còn phù hợp mà cần phải đưa học sinh vào các xử lý tình huống thực tế. Đồng thời công tác giáo dục đạo đức, lối sống trong nhà trường cần phải giảm thiểu những vấn đề cao xa, lớn lao, thay vào đó cần kiên trì bồi đắp lòng nhân ái, tính trung thực, lòng tự trọng, nếp nghĩ và lối sống lành mạnh, trọng đạo lý, sống có kỷ luật. Cần thay đổi cách đánh giá học sinh thay cho cách đánh giá đơn thuần bằng

điểm số. Các trường học nên có quy định khi đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh hàng năm, giáo viên phải ghi rõ những mặt mạnh, yếu, mặt nào cần rèn luyện, những biểu hiện sai lệch để học sinh cố gắng trong năm học sau.

Đối với học sinh THPT cần đưa ra những tiêu chí định hướng cho học sinh rèn luyện cũng như những điều cần nhận xét như: năng lực tư duy, khả năng sáng tạo, sở trường, cá tính, ý thức tập thể, chuiyên cần, thái độ với mọi người... Giáo viên phải tìm cho mình những phương pháp dạy học tốt nhất nhằm giúp học sinh có kỹ năng ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Sử dụng phương pháp sư phạm không chỉ dừng lại ở khoa học mà còn là một nghệ thuật truyền thụ tri thức, giúp học sinh nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tâm hồn, trau dồi những đức tính tốt đẹp và hướng dẫn các em hình thành những hành vi đạo đức tiến bộ.

Trước yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Nhất là trong điều kiện đất nước ta đang có những cơ hội mới, vận hội mới, xu hướng hoà nhập khu vực và trên thế giới thì vấn đề tinh thần thái độ học tập của học sinh cần phải đúng mức hơn tiếp thu kiến thức truyền đạt rồi trả lại cho thầy bằng các kiến thức y như sách giáo khoa trong bài thi, bài kiểm tra chừng ấy thì đúng nhưng chưa đủ.

Quá trình học tập của các học sinh là quá trình lao động thực sự. Kiến thức thầy truyền thụ cho học sinh thì các em phải nắm chắc qua quá trình khổ luyện những kiến thức đó phải trở thành những kiến thức của bản thân học sinh. Học sinh học phải đi đôi với hành. Bên cạnh việc học hỏi kiến thức mới của học sinh thì việc tiếp nhận giáo dục đạo đức, lối sống trong nhà trường là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách trong học sinh. Phải hình thành cho các em có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, động cơ, thái độ học tập phải đúng, phải trung thực, đoàn kết, tu dưỡng phấn đấu theo lý tưởng của người thanh thiếu niên tiến bộ, lễ độ. Tất cả những chuỗi đạo đức đó học sinh

phải tiếp thu qua bài giảng của tất cả các bộ môn, các hoạt động nội khoá, ngoại khoá. Ngay trong các bài hát truyền thống cũng dạy cho học sinh những đạo đức cần có “nung đúc tâm hồn để nuôi chí lớn, đem sức thanh xuân sống vì giống nòi”. Người học sinh trong nhà trường ngày nay phải trở thành những người lao động Việt Nam có tài, có đức, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có tác phong lao động chuyên nghiệp, lao động vì dân, vì nước, là những con người trưởng thành từ nền giáo dục Việt Nam tiên tiến, hiện đại, khoa học.

Là người trực tiếp thay mặt nhà trường giáo dục học sinh, thực hiện sự phối hợp, liên kết bền chặt giữa các giáo viên, các tổ chức trong nhà trường, giữa “Gia đình, nhà trường, xã hội”. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là một công việc đòi hỏi sự kiên trì, phải có tâm huyết với nghề, có phương pháp sư phạm tốt với một kế hoạch toàn diện và hợp lý. Đòi hỏi phải có sự nghiêm khắc của người thầy, có tấm lòng yêu thương, vị tha của người cha, biết thông cảm chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ các em vượt qua khó khăn, dành thời gian để tâm sự và cho các em những lời khuyên bảo chân tình, tạo được niềm tin, động lực cho học sinh phấn đấu hoàn thiện. Hình ảnh người thầy ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh. Chính vì vậy giáo viên không những cần năng lực chuyên môn mà đòi hỏi thật sự phải là tấm gương sáng về tác phong, tư cách đạo đức, chuẩn mực từ trang phục, lời nói, cách ứng xử... như vậy mới có uy tín với học sinh.

Nghị quyết lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII nhấn mạnh tới việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục. Nghị quyết nêu ra những nhiệm vụ cụ thể của các tổ chức Đảng trong việc triển khai đường lối giáo dục của Đảng, là một trong những nội dung quan trọng là giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

Theo tinh thần của Nghị quyết, các cơ sở Đảng phải củng cố để trở thành hạt nhân lãnh đạo của đơn vị, làm tốt công tác giáo dục đạo đức, lối

sống cho học sinh THPT nói chung và học sinh PTDTNT ở Nghệ an nói riêng.

Để các tổ chức chính trị trong nhà trường tham gia tốt trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh cần thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:

- Nâng cao nhận thức về công tác giáo dục đạo đức, lối sống và vị trí của các tổ chức chính trị trong nhà trường.

- Các tổ chức chính trị trong nhà trường phải xác định được nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là trách nhiệm chung của cả hệ thống trong đó hiệu trưởng là người đúng đầu, có trách nhiệm cao nhất. Hiệu trưởng phải thường xuyên bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, của ngành, đồng thời là người nắm vững tình hình thực tế của nhà trường để đề ra kế hoạch và phương hướng, nhiệm vu cụ thể cho công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

- Trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh cần phải hiểu đặc thù của học sinh, phải xem xét một cách khách quan, toàn diện để đánh giá đúng thực trạng về đạo đức, lối sống của học sinh trong nhà trường. Từ đó thấy rõ được những ưu điểm cũng như những hạn chế, rút ra được những nguyên nhân kịp thời lãnh đạo công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh có hiệu quả.

- Đối với tổ chức Đoàn Thanh niên:

Học sinh THPT là lứa tuổi có tính tập thể rất cao, quan hệ bạn bè chiếm vị trí ưu trội so với các quan hệ khác. Vì vậy, tạo cho các em môi trường mà trong đó quan hệ bạn bè được đẩy mạnh, giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao được tăng cường, tính năng động của tuổi trẻ được phát huy, lý tưởng hoài bão của thanh niên được thể hiện, tình yêu quê hương đất nước cũng từ

đó mà được vun đắp. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh chính là tổ chức thoả mãn những yêu cầu này của các em.

Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là cơ hội để thanh niên Việt Nam thể hiện tài năng, sức trẻ, khẳng định vị trí xung kích, cống hiến cho xã hội với khẩu hiệu: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Cơ hội đó có trở thành hiện thực hay không tuỳ thuộc rất lớn vào sự năng động của tổ chức Đoàn thanh niên.

Đoàn thanh niên là một tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn, tập hợp đông đảo thanh niên, đoàn viên, có vai trò rất lớn trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Là một tổ chức đóng vai trò hạt nhân trong tất cả các hoạt động giáo dục thanh niên dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chức năng cơ bản của Đoàn thanh niên cộng sản là giáo dục lý tưởng của Đảng, góp phần cũng cố niềm tin, rèn luyện đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ. Giáo dục thanh thiếu niên ý chí tự tôn, tự cường dân tộc, khát vọng chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, sẵn sàng xung kích, tình nguyện, chia sẻ lợi ích của cộng đồng, của dân tộc.

Trong môi trường sinh hoạt tập thể, thế hệ trẻ sẽ noi gương, học tập các cán bộ, đoàn viên thông qua các hoạt động cụ thể và thiết thực của họ. Vai trò là tấm gương của cán bộ, đoàn viên không chỉ khẳng định uy tín của Đoàn, sự lãnh đạo đúng dắn của Đảng mà nó còn có sức lan toả rộng lớn, lôi kéo tập hợp thanh niên tham gia sinh hoạt tập thể vì lợi ích chung.

Để tổ chức Đoàn thực sự phát huy vai trò trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống ở nhà trường, Đoàn trường cần xây dựng chương trình hành động phù hợp với học sinh THPT.

Ngay từ đầu năm học các Đoàn trường cần phải bám sát chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học của Đoàn cấp trên, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị mình để xây dựng chương trình

hoạt động cụ thể, trong đó cần phải xây dựng nội quy, quy định cụ thể, rõ ràng đối với học sinh trong nhà trường, tổ chức cho đoàn viên đăng ký thực hiện chương trình rèn luyện đoàn viên.

Kế hoạch xây dựng phải đảm bảo tính cụ thể, chi tiết, có dự tính thời gian thực hiện các hoạt động do nhà trường tổ chức để vừa thuận lợi khi xin kinh phí cho Đoàn hoạt động, vừa có công tác chuẩn bị thật chu đáo, vừa tạo tâm trạng háo hức, chờ đón ở các em. Các hoạt động dự kiến tổ chức cần mang màu sắc thanh niên, phù hợp với bản tính sôi nổi, thích khám phá của lứa tuổi mới lớn.

Công tác tuyên truyền có thể thực hiện bằng nhiều cách, nhưng cách tuyên truyền có khả năng tác động trực tiếp đến đoàn viên, thanh niên là sử dụng có hiệu quả hệ thống phát thanh, hệ thống bảng tin của trường... Hiện nay hầu hết các trường THPT đều có hệ thống phát thanh hiện đại, nhưng một số Đoàn trường chưa biết cách tận dụng triệt để hiệu quả của phương tiện này. Các trường có thể thông qua hệ thống này để tuyên truyền các chương trình, các hoạt động của Đoàn, tuyên truyền gương người tốt việc tốt, tổ chức các chương trình văn hoá, văn nghệ nhằm giúp học sinh giao lưu, gần giũ nhau hơn. Đây là phương tiện có thể sử dụng để tuyên truyền trực tiếp, có tác dụng rất to lớn trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh nhưng lại không tốn kém quá nhiều.

Đối với lứa tuổi thanh niên, không thể chỉ nói suông mà nói phải đi đôi với làm thì mới gây được niềm tin và tình cảm ở họ. Do đó tổ chức Đoàn cần tăng cường tổ chức các hoạt động có ý nghĩa giáo dục đạo đức, lối sống cho

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh nghệ an hiện nay (Trang 80 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w