cấu trúc chương trình giáo dục đạo đức ở trường Trung học phổ thông
Học sinh THPT được sinh ra trong một môi trường xã hội có nhiều thuận lợi, nhưng ở các em cũng có những ưu điểm và nhược điểm mà trong công tác giáo dục chúng ta cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Ở một số học sinh tình cảm cách mạng và ý chí phấn đấu còn yếu, trình độ giác ngộ về xã hội còn thấp. Các em có thái độ coi thường lao động chân tay, thích sống cuộc sống xa hoa lãng phí, đua đòi, ăn chơi…
- Học sinh THPT là lứa tuổi mộng mơ, khao khát sáng tạo, thích cái mới lạ, chuộng cái đẹp hình thức nên dễ bị cái đẹp bề ngoài làm lung lay ý chí, có mới nới cũ…
- Học sinh THPT rất hăng hái nhiệt tình trong công việc, rất lạc quan yêu đời nhưng cũng dễ bi quan chán nản khi gặp thất bại.
- Học sinh THPT là tuổi đang phát triển về tài năng, tiếp thu cái mới nhanh, rất thông minh sáng tạo nhưng cũng dễ sinh ra chủ quan, nông nổi,
kiêu ngạo ít chịu học hỏi đến nơi đến chốn để nâng cao trình độ. Các em thích hướng đến tương lai, ít chú ý đến hiện tại và dễ quên quá khứ.
Từ những đaẹc điểm trên, khi giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh nhà trường cần phải thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ sau :
+ Hình thành cho học sinh ý thức các hành vi ứng xử của bạn thân phải phù hợp với lợi ích xã hội, giúp học sinh có thể lĩnh hội một cách đúng mức các chuẩn mực đạo đức xã hội đã được quy định.
+ Từ đó giúp học sinh có niềm tin, có thái độ đúng đắn với các chuẩn mực đạo đức, biết phê phán, đấu tranh với những biểu hiện tiêu cục, những hành vi trái đạo đức, từ đó tự giác, tích cực thực hiện các hành vi đạo đức cao đẹp và biết tự hào về truyền thống đạo đức của dân tộc. Biết vận dụng những kiến thức đạo đức đã học để ứng xử với các tình huống đạo đức diễn ra trong cuộc sống, có ý thức rèn luyện, thực hành các hành vi đạo đức phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội. Bồi dưỡng tình cảm đạo đức, tính tích cực và bền vững của các phẩm chất, bản lĩnh để đảm bảo cho hành vi luôn đúng theo yêu cầu đạo đức, rèn luyện thói quen đạo đức để trở thành bản tính tự nhiên của cá nhân mình.
Mục tiêu đó cần được phản ánh trong cấu trúc chương trình đạo đức môn Giáo dục công dân ở trường THPT trên cơ sở thừa kế và nâng cao những nội dung và chuẩn mực đạo đức mà học sinh đã được tiếp thu và rèn luyện ở các cấp học dưới. Ngoài ra chương trình Giáo dục công dân ở trường THPT đều có ý nghĩa giáo dục đạo đức, lối sống một cách gián tiếp những tri thức liên môn như: Triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, đường lối của Đảng và pháp luật. Thông qua nội dung chương trình nhằm cung cấp cho các em thế giới quan va phương pháp luận khoa học ,từ đó học sinh rút ra được ngững bài học kinh ngiệm trong cuộc sống.
Nói tóm lại, toàn bộ hệ thống nội dung chương trình môn giáo dục công dân có chức năng cung cấp làm nền tảng là cơ sở cho sự tu dưỡng,rèn luện về mặt tư tưởng, chinh trị, đạo đức, lối sống cho thanh niên,học sinh.
Bên cạnh việc xác định nội dung thì giáo viên cần phải lựa chọn cho mình phương pháp giáo dục phù hợp, góp phần quan trọng trong việc giáo dục đạo đức , lối sống cho học sinh ở trường THPT.
Để dạy tốt phần công dân với đạo đức giáo viên cần phải sự dụng một số phương phương pháp cơ bản sau :
Phương pháp nêu gương : Đây là phương pháp đặc thù của giáo dục đạo đức, lối sống không chỉ nêu gương tốt cho học sinh noi theo mà còn cả những gương xấu cho học sinh lên án, phê phán dể từ đó học sinh biết cách phòng tránh. Mặt khác trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống giáo viên phải trở thành tấm gương sáng, mẫu mực để học sinh noi theo.
Phương pháp giảng giải : Đây là phương pháp phù hợp với trình độ của học sinh, mhawmf hình thành ở các em những biểu tượng đạo đức, niềm tin vào những chuẩn mực đạo đức cao đẹp, mong muốn rèn luyện để đạt được ngững chuẩn mực đạo đức đó trong cuộc sống. Mặt khác trong khi sự dụng phương pháp giảng giải, ngôn ngữ cần mang tính biểu cản cao từ đó giúp truyền tại các phạm trù đạo đức tới học sinh một cách có hiểu quả hơn.
Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề : Đây là phương pháp tối ưu trong giảng dạy đạo đức ở trường THPT, phương pháp này sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh khi các em tiếp nhận, lĩnh hội. Thực hiện phương pháp đàm thoại và nêu vấn đề sẽ tạo ra không khí thoải mái và dân chủ trong lớp học, từ đó sẽ kích thích được năng lực tư duy độc lập của học sinh. Không những thế, giáo viên còn kiểm tra được trình độ nhận thức cũng như cách ứng xử, thái độ đánh giá của học sinh trước những chuẩn mực và hiện thực đạo đức đó.