hội trong giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh các trường phổ thông Trung học dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh cần phải kết hợp giữa giáo dục Gia đình, Nhà trường và Xã hội thành một quá trình thống nhất, liên tục và hoàn chỉnh, phải coi đó là một nguyên tắc cơ bản. Nếu tách rời ba yếu tố đó thì việc giáo dục đạo đức, lối sống sẽ kém hiệu quả, gây nên sự chồng chéo hoặc mâu thuẫn lẫn nhau. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh đã căn dặn: Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp giáo dục trong nhà trường tốt hơn...
Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã nhấn mạnh: “Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của Nhà nước và mỗi cộng đồng, của từng gia đình và mỗi công dân. Kết hợp tốt giáo dục học đường với giáo dục gia đình, giáo dục xã hội, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, người lớn làm gương cho con trẻ noi theo” [22; tr.32].
Trong nhà trường cũng phải có sự kết hợp của các thầy cô dạy các bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ Đoàn, lực lượng xung kích học sinh và chi đoàn giáo viên. Để đào tạo cho xã hội một thế hệ trẻ hoàn thiện về đạo đức, trí tuệ, tinh thần và thể chất chuẩn bị cho các em trở thành những chủ nhân của đất nước. Nhà trường, gia đình, xã hội phải được phối hợp chặt chẽ, nghiêm ngặt, không thể thiếu một trong ba lĩnh vực đó. Giáo dục học tập văn hoá, vui chơi lành mạnh bổ ích, quan tâm và bảo vệ các em về mặt vật chất lẫn tinh thần. Có như vậy mới ngăn ngừa được các em tránh xa các tệ nạn xã hội, và đây cũng là điều bức xúc mà toàn xã hội phải quan tâm ngăn chặn mới có kết quả.
Có thể nói mỗi môi trường giáo dục đều có vai trò và thế mạnh của mình, đồng thời cũng bộc lộ những khiếm khuyết nhất định nên muốn giáo
dục đạo đức, lối sống cho học sinh thì nhà trường không nên tuyệt đối hoá vai trò giáo dục của môi trường giáo dục nào, mà phải kết hợp hài hoà thành một quá trình thống nhất.
Vì vậy, nhà trường cần phải phối hợp với gia đình trong việc giáo dục, kiểm tra đạo đức, lối sống của các em. Thông qua các buổi họp phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm phải nắm rõ thái độ học tập và rèn luyện đạo đức của từng học sinh để cùng phối hợp với các bậc phụ huynh cùng giáo dục, động viên, khuyến khích các em đạt được kết quả cao.Ngược lại, gia đình cũng phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc các em, liên lạc với giáo viên chủ nhiệm.Nếu làm được như vậy thì chắc chắn công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh sẽ đạt hiệu quả cao hơn.