Giáo dục đạo đức bằng việc phát huy giá trị truyển thống của dân tộc

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh nghệ an hiện nay (Trang 30 - 33)

Dù môi trường giáo dục nào (gia đình, nhà trường hay xã hội) cũng cần phải có những hình thức giáo dục truyền thống cụ thể, sinh động, phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn được sự tham gia đông đạo của học sinh, chẳng hạn như hình thức tuyên truyền miệng về truyền thống, hình thức thăm quan các di tích lịch sử, các đền đài, miếu mạo, những danh lam thắng cảnh, hình thức tổ chức đọc sách báo về truyền thống, hình thức viết truyện tranh về lịch sử theo sách giáo khoa các cấp… tổ chức các hoạt động theo chủ đề các năm học, tham gia các phong trào như : “Áo lụa tặng bà” “Đền ơn đáp nghĩa”, “Tiếp lửa truyền thống”, “Học tập rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp” … tất cả những hình thức đó đã và đang lôi cuốn các thế hệ học sinh tham gia và đã đem lại những hiệu quả cao trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, khơi dạy được tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về cội nguồn của dân tộc. Từ đó học sinh sẽ xá định được trách nhiệm của tuổi trẻ trong sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cho mỗi học sinh ý thức được rằng truyền thống của dân tộc mà gần hơn là truyền thống của gia đình, của nhà trường, của địa phương … chính là “bến đỗ bình an” của tâm hồn của mỗi con người chúng ta.

Kết luận chương 1

Đạo đức xuất hiện cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người. Những tư tưởng đạo đức với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học xuất hiện cách đây hàng chục thế kỷ. Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội, phản ánh hiện thực đạo đức xã hội. Sự phát sinh và phát triển của đạo đức xét đến cùng là do sự phát triển của phương thức sản xuất quy định. Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người. Chức năng này được thực hiện bằng dư luận xã hội và lương tâm nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội. Những quy tắc, chuẩn mực được xã hội thừa nhận, cá nhân cần phải có trách nhiệm chuyển những yêu cầu của xã hội thành nhu cầu, mục đích và hứng thú trong hoạt động của chính mình.

Đạo đức nảy sinh từ những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, là kết quả của sự phát triển lịch sử, là sản phẩm của hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Quan hệ xã hội càng rộng lớn, ý thức tự giác càng cao thì hoạt động của con người càng cần có đạo đức.

Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT chỉ có thể thực hiện trên nền của các nhân tố : kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Các giá trị đạo đức tiến bộ hình thành khi có sự tác động một cách tích cực từ môi trường xã hội. Vì vậy, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh phải định hình được nội dung và đề ra được các hình thức giáo dục phù hợp nhằm góp phần đào tạo những thế hệ công dân trong tương lai, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Trong những năm qua các trường Phổ thông trung học dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An đã có những thành tích đáng tự hào về công tác giáo dục nói chung mà điểm nội bật nhất là công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Tuy nhiên, do sự tác động của nhiều yếu tố mà đặc biệt là mặt trái của nền kinh tế thị trường và sự đòi hỏi ngày càng cao của xã hội đối với cá nhân trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, các trường dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An vấn đang còn nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó nội bật nhất là công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

Chương 2

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh nghệ an hiện nay (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w