trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú ở Nghệ An
Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong công tác giáo dục đạo đức học sinh vẫn còn có hạn chế như: Vẫn còn một số ít học sinh chấp hành chưa nghiêm túc nội qui nhà trường, động cơ, ý thức thái độ học tập còn yếu nhưng công tác giáo dục chưa kịp thời, chưa đồng bộ nên hiện tượng này còn kéo dài.
Theo báo cáo tình hình vi phạm của học sinh từ năm học 2012 đến năm học 2015 như sau
Năm học 2 trường DTNT ở Tổng số học sinh Nghệ AN Số học sinh bị kỷ luật Số học sinh bỏ học Số học sinh bỏ học do vi phạm SL TL% SL TL% SL TL% 2012-2013 690 13 1,9 4 0,57 5 0,72 2013-2014 840 9 1,1 3 0,36 3 0,36 2014-2015 990 7 0,7 3 0,3 2 0,20
Nguồn : Báo cáo tổng kết của 2 trường PTDT Nội Trú Nghệ An từ năm học 2012 đến năm học 2015.
Qua bảng thống kê trên cho thấy: Hiện tượng học sinh vi phạm nội quy nhà trường và bị kỷ luật mặc dù có giảm, nhưng những vi phạm đạo đức có tính chất nguy hiểm, khó giáo dục, giáo dục phải lâu dài, cần phối hợp nhiều lực lượng ngày càng gia tăng. Ngoài ra số học sinh vô lễ, thiếu tôn trọng thầy cô, đánh bài, nghiện game, uống rượu, bỏ tiết, có lối sống không lành mạnh, … cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ. Những hạn chế một phần do xu thế toàn cầu hoá, nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển mình trong thời kỳ mở cửa. Cơ chế thị trường đã len lỏi vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đã làm cho nhiều giá trị đạo đức truyền thống ngày càng bị xói mòn. Cùng với những thành quả đạt được về xây dựng kinh tế thì chúng ta không thể phủ nhận mặt trái của cơ chế thị trường đã làm xuất hiện ngày càng nhiều những tệ nạn xã
hội. Trước những cám dỗ của đồng tiền đã làm không ít học sinh sa ngã. Ngoài ra, sự buông lỏng trong quản lý của các cấp, các ngành về các hoạt động dịch vụ văn hoá đã làm xuất hiện ngày càng nhiều các tụ điểm văn hoá không lành mạnh ở gần các trường học, các tụ điểm này dùng đủ mọi cách để lôi kéo học sinh vào các điểm giải trí như: Game, chat,...nhằm phục vụ lợi ích kinh tế của riêng họ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh trốn học đi chơi, gây gổ đánh nhau, thậm chí vi phạm pháp luật. Một số gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, suốt ngày họ chỉ lo làm để kiếm sống; có gia đình cha mẹ ly hôn, bỏ đi xa làm ăn, gởi con lại cho ông bà đã già, không quan tâm đến việc học tập của con em mình, cứ gởi con vào ở nội trú và khoán trắng cho nhà trường. Nhưng cũng có một số gia đình khá giả, nuông chiều con, đáp ứng mọi nhu cầu vật chất mà ít quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái; ngoài ra, cũng có gia đình cha hoặc mẹ sa vào rượu chè, bài bạc bê tha và phần lớn là thiếu hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi, thiếu kiến thức về giáo dục và chăm sóc con cái,... Nhà trường đôi lúc chưa nắm bắt kịp thời các hiện tượng vi phạm đạo đức của học sinh để răn đe, ngăn chặn kịp thời; Năng lực của một số giáo viên chủ nhiệm lớp còn hạn chế, chưa sâu sát trong việc quản lý học sinh, chưa nắm rõ hoàn cảnh riêng của từng em, cũng chưa tìm hiểu kỹ tâm tư nguyện vọng của học sinh. Bên cạnh đó, một số ít giáo viên bộ môn chỉ chú trọng việc "dạy chữ” chưa chú trọng việc “dạy người”, coi việc giáo dục đạo đức học sinh chỉ là việc của giáo viên chủ nhiệm, đoàn đội và của Ban giám hiệu nhà trường; Ngoài ra, một số ít giáo viên còn xem nhẹ yếu tố thuyết phục, thiếu tôn trọng nhân cách học sinh trong việc giáo dục đạo đức học sinh, ... Ngoài ra, do đặc điểm tâm, sinh lý tuổi dậy thì, tình cảm của các em chưa bền vững, không ổn định, khả năng làm chủ bản thân còn yếu trước những tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài, nên dễ nghe theo lời xúi giục của bạn bè xấu ở ngoài trường rủ rê đi chơi, trộm cắp vặt, xem những phim ảnh thiếu lành mạnh, chạy theo lối sống
buông thả, lười học tập, nghiện game, thích uống rượu, quan hệ bạn bè vượt quá giới hạn nhưng thiếu hiểu biết đã dẫn đến có thai, phải nạo phá thai, lập gia đình sớm
Bên cạnh đó thì do phong tục, tập quán của đồng bào DTTS có nhiều lễ hội tập trung rất nhiều người, có nhiều trò chơi, trong đó có cả bài bạc, rượu chè. Vì vậy mà vào mùa lễ hội, học sinh thường trốn học đi chơi, đôi lúc uống rượu bia gây gỗ đánh nhau vi phạm nội quy nhà trường.
Một vấn đề nữa là do đặc điểm tâm lý lứa tuổi và lần đầu tiên xa bố mẹ, gia đình ra thành phố học tập, nhiều em bị cuốn hút bởi sự mới lạ của nơi phồn hoa đô thị. Do đó thường có những biểu hiện chạy theo cái mới, cái lạ mà quên đi nhiệm vụ học tập. Một số em hay bỏ bê công việc học tập để tụ tập ướng rượu chè, đánh game, cờ bạc … Dẫn đến sao nhãng việc học, thậm chí nhiều em nợ nần không có khả năng chi trả phải trốn học bỏ về. Bên cạnh đó, do phong tục tập quán kết hôn sớm mà nhiều em khi bước vào trường không tập trung học tập mà chỉ lo việc cưới xin ở gia đình. Một số học sinh thì được bố mẹ quá chiều chuộng nên mang tâm lý ỷ lại không vươn lên trong học tập và rèn luyện. Đây là những mặt hạn chế về đạo đức lối sống của học sinh các trường Trung học phổ thông Dan Tộc Nội Trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2.2.1.3 Nguyên nhân thành công và hạn chế của giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh các trường THPT DTNT ở Nghệ An.
Nguyên nhân thành công: Trong những năm qua các trường Trung Học Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An được Đảng, Nhà Nước, các Sở ban ngành của tỉnh quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho công tác dạy học.
Các trường Dân tộc nội trú đã có chương trình giáo dục đạo đức, lối sống cho các em một cách bài bản, khoa học như: tổ chức học nội quy, quy chế đầu năm học; quán triệt các văn bản, chỉ thị của cấp trên đến từng học
sinh; Tổ chức cho học sinh đăng ký rèn luyện về đạo đức lối sống như không tuyên truyền mê tín dị đoan, các hủ tục lạc hậu, không gây rối trật tự công cộng, không vi phạm nội quy, quy chế của trường lớp… Giao cho tổ chức Đoàn thanh niên giám sát theo dõi và giúp đỡ những học sinh có biểu hiện lệch lạc về đạo đức lối sống. Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với phụ huynh để thông báo về việc học tập, rèn luyện của con em mình. Từ đó huy động được tổng lực các nhân tố: Gia đình, nhà trường, xã hội, cùng giáo dục đạo đức lối sống cho các em.
Bên cạnh đó, Đoàn Thanh niên còn tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như thực hiện cuộc vận động: “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”, tổ chức chương trình “Thắp sáng ước mơ”. Giáo dục tinh thần rèn luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe thường xuyên, giáo dục ý thức bảo vệ của công, tiết kiệm điện nước, ý thức an toàn khi tham gia giao thông, phòng chống tệ nạn ma túy và tệ nạn nghiện game online, phòng chống các tai nạn về điện, đuối nước, giáo dục ý thức phòng chống các loại dịch bệnh như cúm A, sốt xuất huyết,…
Do vậy, trong nhiều năm qua các trường Dân Tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã đạt được kết quả hết sức khả quan. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT hàng năm tăng từ 97% đến 100%, hiệu quả đào tạo hàng năm đạt hơn 94%. Số học sinh có hạnh kiểm khá, tốt ngày càng tăng. Đa số học sinh đều có ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, nhân cách của mình và phấn đấu cao trong học tập.
Nguyên nhân hạn chế : Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh vẫn còn có hạn chế như: Vẫn còn một số ít học sinh chấp hành chưa nghiêm túc nội qui nhà trường, động cơ, ý thức thái độ học tập còn yếu nhưng công tác giáo dục chưa kịp thời, đồng bộ nên hiện tượng này còn kéo dài. : Hiện tượng học sinh vi phạm nội quy nhà trường và bị kỷ luật mặc dù có giảm, nhưng những vi phạm đạo đức có tính
chất nguy hiểm, khó giáo dục, giáo dục phải lâu dài, cần phối hợp nhiều lực lượng ngày càng gia tăng. Ngoài ra số học sinh vô lễ, thiếu tôn trọng thầy cô, đánh bài, nghiện game, uống rượu, bỏ tiết, có lối sống không lành mạnh,… cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ trong các trường Trung Học Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú tỉnh Nghệ An.