Tác động tới năng suất, sản lượng lúa

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Tác động của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An (Trang 59 - 62)

IV. Một số chỉ tiêu bình quân

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thực trạng sản xuất lúa trên địa bàn huyện

4.4.2. Tác động tới năng suất, sản lượng lúa

Không chỉ tác động tới chi phí sản xuất, chương trình IPM còn góp phần làm tăng năng suất và do đó làm tăng sản lượng cây lúa. Sâu bệnh ít, chăm sóc đúng kỹ thuật, gieo trồng với mật độ vừa phải đã làm cho năng suất lúa của nhóm hộ tập huấn cao gấp 1,07 lần so với hộ không tập huấn. Điều này được thể hiện qua biểu đồ 5.

Biểu đồ 5. Năng suất lúa của các hộ nông dân điều tra năm 2010

Cỏ dại và chuột cũng làm giảm năng suất. Tuy nhiên, nhóm hộ tập huấn thăm đồng nhiều hơn. Do vậy, ngoài việc phun thuốc trừ cỏ 1 lần như các hộ không tập huấn, họ còn thường xuyên làm cỏ hay vơ cỏ bằng tay. Việc làm cỏ còn có tác dụng làm cho đất tơi xốp, thoáng khí do vậy mà cây phát triển tốt hơn. Ngoài ra, việc diệt trừ cỏ dại còn đồng nghĩa với việc phá bỏ nơi ẩn nấp, trú ngụ của các loài sâu, bệnh

hại. họ còn tổ chức đánh bẫy chuột. Vì thế mà ruộng rau của nhóm hộ áp dụng IPM ít bị thiệt hại hơn, năng suất cao hơn.

Bên cạnh đó, các hộ tập huấn IPM thường có phương pháp tưới tiêu hợp lý. Họ được tập huấn thời kỳ nào cần để nhiều nước trong ruộng, thời kỳ nào là không cần thiết. Lúa là cây trồng cần rất nhiều nước, thường xuyên phải để nhiều nước trong ruộng, tuy nhiên, không phải tất cả mọi thời kỳ đều phải để ruộng ngập nước. Sau khi bón thúc lần 1 khoảng 1 tuần, để ruộng nứt nẻ chân chim trong một khoảng thời gian sẽ làm giảm bớt mầm bệnh và sự lây lan sâu bệnh, đồng thời giúp cho cây lúa hấp thu phân bón hiệu quả hơn.

Phân bón có ý nghĩa rất quan trọng đối với cây trồng. Song bón phân như thế nào cho đúng là một vấn đề khó mà không phải ai cũng biết, cho dù đã có kinh nghiệm trồng lúa lâu năm. Có tới 80% số hộ không tập huấn IPM cho rằng càng bón nhiều đạm thì lúa sẽ càng tốt, cho năng suất cao. Nhưng 90% nông dân đã tập huấn IPM phủ nhận điều này. Họ được tập huấn rằng không phải bón phân tối đa là tốt mà phải là bón phân tối ưu. Những nông dân không được tập huấn IPM đã quá coi trọng phân bón hóa học, đặc biệt là phân đạm mà không để ý đến vai trò rất quan trọng của phân chuồng. Nhóm hộ được tập huấn IPM sử dụng một lượng phân chuồng cao hơn so với nhóm không tập huấn. Vì thế mà năng suất của nhóm này cũng cao hơn.

Năng suất lúa còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình sâu bệnh trên đồng ruộng. Thiệt hại về năng suất lúa do sâu bệnh gây ra thường phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu, kỹ thuật bón phân, quản lý dịch hại. Trong đó yếu tố thời tiết quan trọng hơn cả. Ví dụ như nếu vào vụ Đông Xuân, gặp thời tiết âm u, mưa phùn liên tục kéo dài, nhiệt độ vào khoảng 20 – 300C thì bệnh đạo ôn hại lá sẽ phát sịnh gây hại nặng, đến thời điểm lúa trổ bông mà điều kiện cũng thuận lợi cho bệnh phát triển thì sẽ gây bệnh đạo ôn cổ bông.

Bảng 4.14. Năng suất, sản lượng lúa bình quân của các hộ điều tra năm 2010 phân theo nhóm hộ Chỉ tiêu Nhóm hộ áp dụng chương trình IPM Nhóm hộ không áp dụng chương trình IPM Chênh lệch

Khá TB Nghèo BQ

(1) Khá TB Nghèo

BQ (2) (2)

-Năng suất lúa (tạ/sào Tr.b/năm) 6,78 6,80 6,66 6,75 6,38 6,34 6,28 6,33 0,41 -DT lúa BQ (sào Tr.b) 5,18 4,10 5,60 4,96 4,33 4,90 4,90 4,71 0,25 -Sản lượng lúa BQ (tạ/năm) 35,13 27,88 37,30 33,47 27,65 31,07 30,77 29,84 3,63

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra nông dân,2011)

Nhìn chung, các hộ nông dân điều tra cho rằng thiệt hại do sâu bệnh gây ra chiếm khoảng từ 10 – 20 % năng suất lúa. Kết quả điều tra cho thấy thiệt hại do sâu bệnh gây ra ở các hộ nông dân đã tham gia tập huấn IPM thấp hơn các hộ nông dân không tham gia tập huấn. Kết quả này được thể hiện qua biểu đồ 6.

Năng suất lúa cao hơn làm cho sản lượng lúa của các hộ áp dụng chương trình cũng cao hơn so với nhóm hộ không áp dụng chương trình. Đa số các hộ điều tra đều có diện tích gieo cấy là gần 5 sào/ hộ, không có nhiều sự chênh lệch giữa các nhóm hộ. Tuy nhiên, theo bảng 4.13, ta thấy sản lượng của nhóm hộ áp dụng chương trình cao hơn hẳn so với nhóm hộ không áp dụng. Cụ thể là mỗi hộ áp dụng chương trình có sản lượng lúa cao hơn 3,63 tạ/năm so với hộ không áp dụng chương trình, tức cao hơn 1,12 lần. Như vậy, chương trình IPM đã có tác động tích cực đến sản lượng lúa của các hộ nông dân áp dụng nó.

Biểu đồ 6. Đánh giá của nông dân về thiệt hại do sâu bệnh gây ra đối với năng suất lúa

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Tác động của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w