Phương pháp triển kha

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Tác động của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An (Trang 44 - 46)

IV. Một số chỉ tiêu bình quân

4.3.3.Phương pháp triển kha

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thực trạng sản xuất lúa trên địa bàn huyện

4.3.3.Phương pháp triển kha

Muốn tổ chức được các lớp huấn luyện nông dân thì trước tiên là phải đào tạo giảng viên IPM. Tiêu chí giảng viên của chương trình IPM là những cán bộ BVTV, nông dân trực tiếp sản xuất lúa, có trình độ học vấn khá cao, có khả năng tiếp thu và truyền đạt tốt. Do vậy, cùng sự tham gia của nhóm giảng viên cụm tỉnh, văn phòng IPM/FAO; năm cán bộ phụ trạm BVTV Yên Thành đã được cử đi học lớp giảng viên chính quy tại Trung tâm trạm vùng Khu 4 trong vòng sáu tháng. Sau khi học xong, các giảng viên mở các lớp giảng dạy IPM cho nông dân trên địa bàn huyện, và tiếp tục cử sáu học viên đã được học IPM, chủ yếu là cán bộ phụ trách nông nghiệp của các xã và những nông dân sản xuất giỏi đi học lớp giảng viên IPM nông dân kéo dài hai tháng tại Chi cục BVTV Nghệ An. Bên cạnh đó, trạm BVTV huyện cũng mở một lớp đào tạo giảng viên IPM nông dân tại trạm. Sau các khóa học, các giảng viên đã được đào tạo qua tất cả các hình thức trên về tại các xã, tiếp tục mở và giảng dạy các lớp huấn luyện nông dân. Mỗi lớp huấn luyện nông dân khoảng từ 25 – 30 người được tổ chức theo thôn, xóm. Học viên là những lao động chính trong gia đình, tham gia trực tiếp vào sản xuất và có quyết định cuối cùng trong quá trình sản xuất của hộ.

trình tiến hành, còn kết luận cuối cùng là do học viên rút ra từ kết quả thực tế triển khai trên đồng ruộng. Dưới sự hướng dẫn của gaingr viên, nông dân tiến hành quan sát, nghiên cứu trên hai thửa ruộng, mỗi thửa rộng khoảng 500m2, trong đó một thửa được quản lý theo phương pháp IPM còn một thửa canh tác theo tập quán cũ của nông dân. Trong suốt cả vụ, nông dân tiến hành so sánh hai thửa về giống, khoảng cách cấy, lượng phân bón, số lần phun thuốc trừ sâu, số lần phun thuốc trừ bệnh, năng suất, tổng thu, tổng chi và thu nhập. Kết quả so sánh không chỉ khẳng định và tuyên truyền những lợi ích của biện pháp IPM mà quan trọng hơn là sự quan sát thực tế, giảng viên và nông dân cùng khám phá, tìm hiểu và thảo luận các chủ đề. Sự khác biệt giữa hai thửa ruộng là cơ sở để nông dân phân tích và tư duy để đưa ra quyết định đúng đắn hơn trong quá trình sản xuất lúa của hộ.

Lớp học được chia thành 4 nhóm để thảo luận các nội dung:

- Thảo luận hệ sinh thái đồng ruộng và ảnh hưởng của thuốc hóa học đến sâu hại và côn trùng có ích.

- Thảo luận về sinh lý cây trồng và ảnh hưởng thời tiết đến sự phát triển của sâu hại và dịch bệnh.

- Thí nghiệm nuôi côn trùng có ích.

Từ việc quan sát đồng ruộng, các nhóm vẽ sơ đồ trình bày kết quả thu được, phân tích thảo luận, bàn bạc và đưa ra ý kiến thống nhất, sau đó một người đại diện trình bày kết quả trước lớp. Đây là một phương pháp học mới, người nông dân trực tiếp phân tích, đánh giá và cũng chính họ là người đưa ra giải pháp. Vì thế nên kiến thức thu lượm được từ lớp học là kiến thức của bản thân nông dân. Được học và thực hành cụ thể nên họ rất dễ nhớ và thực tế có thể áp dụng trực tiếp vào ruộng nhà mình. Mặt khác, với phương pháp làm việc theo nhóm, lớp học còn tăng cường được tính cộng đồng, tính hợp tác, liên kết của bà con. Như vậy, giảng viên đóng vai trò khuyến khích sự tham gia, hướng dẫn cách tư duy và giải quyết vấn đề của nông dân chứ không truyền đạt thông tin thụ động tới họ.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Tác động của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An (Trang 44 - 46)