Hệ thống thông tin liên lạc

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Tác động của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An (Trang 25 - 27)

- Bưu điện huyện - Đài viễn thông

- Đài truyền hình Yên Thành - Điểm bưu điện văn hóa xã - Trạm truyền thanh xã Cái Cái Cái Cái Cái 1 1 1 39 39

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Yên Thành)

3.1.2.3. Điều kiện đất đai và sử dụng đất đai của huyện trong sản xuất nông nghiệp

Qua bảng 3.3, ta thấy trong 3 năm gần đây, đất đai huyện Yên Thành có sự biến động trong mục đích sử dụng. Diện tích đất nông nghiệp tăng lên 0,11% vì huyện đã làm tốt công tác chuyển một phần diện tích chưa sử dụng vào khai thác. Tỷ lệ tăng thấp bởi một phần diện tích vốn là đất nông nghiệp đã được sử dụng để làm đất ở và xây dựng một số công trình khác. Diện tích mới được sử dụng này phần lớn được sử

dụng để trồng lúa, một phần trồng cây lâu năm và trồng các loại cây hàng năm ngoài lúa. Diện tích đất nông nghiệp tăng chậm so với tốc độ tăng dân số, tốc độ tăng của lao động nông nghiệp, nên diện tích bình quân trên một lao động nông nghiệp có xu hướng giảm qua các năm.

Đất lâm nghiệp có xu hướng giảm đi do chuyển một phần sang trồng các loại cây lâu năm như các loại cây ăn quả, tuy giảm đi không nhiều với bình quân 0,49%, song cũng cần phải chú trọng trồng rừng và phủ xanh đồi núi trọc ở các xã miền núi.

Diện tích thủy sản tăng lên khá nhanh với bình quân 7,79%. Qua đó ta thấy việc nuôi trồng thủy sản của huyện đang phát triển, mang lại thu nhập khá cho bà con nông dân.

Đất phi nông nghiệp tăng qua các năm, bình quân mỗi năm tăng 1,34%. Do dân số tăng nên diện tích đất ở tăng lên khá nhanh, với bình quân tăng 21,84%. Diện tích đất chuyên dùng, đất tôn giáo tín ngưỡng và đất nghĩa trang nghĩa địa cũng có xu hướng tăng lên qua các năm với tỷ lệ không cao. Diện tích đất sông suối mặt nước chuyên dùng giảm đi qua các năm, do một phần được san lấp để phục vụ mục đích khác, một phần do thời tiết ngày càng khắc nghiệt, nên bị khô cạn, được chuyển sang làm đất nông nghiệp, mặt khác còn được chuyển sang nuôi trồng thủy sản do mang lại lợi nhuận khá.

Diện tích đất chưa sử dụng còn lại không nhiều, do qua các năm được khai hoang và phần lớn dùng làm đất nông nghiệp, bổ sung cho diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi thành đất ở hay đất chuyên dùng.

Bảng 3.3. Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm 2008 – 2010

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh(%)

Diện tích

(ha) Cơ cấu(%) Diện tích(ha) Cơ cấu(%) Diện tích(ha) Cơ cấu(%) 2009/ 2008 2010/ 2009 BQ

Tổng diện tích tự nhiên 54.740,71 100,00 54.740,71 100,00 54.740,71 100,00 100,00 100,00 100,00 I.Đất nông nghiệp 43.939,43 80,27 44.002,06 80,38 44.038,19 80,45 100,14 100,08 100,11

1.1.Đất sản xuất nông nghiệp 21.636,52 49,24 21.732,96 49,39 21.910,71 49,75 100,45 100,82 100,64 1.1.1.Đất trồng cây hàng năm 15.651,47 72,34 15.798,85 72,70 15.870,66 72,43 100,94 100,46 100,70

-Đất trồng lúa 13.854,79 88,52 14.003,21 88,63 14.054,98 88,56 101,71 100,37 101,04

-Đất trồng cây hàng năm khác 1.796,68 11,48 1.795,64 11,37 1.815,68 11,44 99,94 101,12 100,53 1.1.2.Đất trồng cây lâu năm 5.985,05 27,66 5.934,11 27,31 6.040,05 27,57 99,15 101,79 100,46

1.2.Đất lâm nghiệp 22.052,15 50,19 21.989,67 49,97 21.836,16 49,59 99,72 99,30 99,51

1.3.Đất nuôi trồng thủy sản 240,65 0,55 268,20 0,61 279,61 0,64 111,45 104,25 107,79

1.4.Đất nông nghiệp khác 10,11 0,02 11,23 0,03 11,71 0,02 111,08 104,27 107,62

II.Đất phi nông nghiệp 9.492,23 17,34 9.662,68 17,65 9.751,37 17,81 101,80 100,92 101,34

2.1.Đất ở 1.010,20 10,64 1.190,56 12,32 1.449,71 14,87 117,85 125,97 121,84

2.2.Đất chuyên dùng 6.301,32 66,39 6.340,78 65,62 6.512,29 66,73 100,63 102,71 101,67

2.3.Đất tôn giáo tín ngưỡng 48,21 0.51 50,25 0,52 51,58 0,53 104,23 102,65 103,44

2.4.Đất nghĩa trang nghĩa địa 461,20 4,9 461,20 4,77 487,8 5,00 100,00 105,77 102,85

2.5.Đất sông suối, mặt nước CD 1.608,30 17,56 1.619,89 16,77 1.248,28 12,87 100,72 77,06 88,10

III.Đất chưa sử dụng 1.309,05 2,39 1.075,97 1,97 951,15 1,74 82,20 88,40 85,25

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Tác động của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w