Các thông tin về người được phỏng vấn

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Tác động của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An (Trang 38 - 40)

IV. Một số chỉ tiêu bình quân

4.2.1.Các thông tin về người được phỏng vấn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thực trạng sản xuất lúa trên địa bàn huyện

4.2.1.Các thông tin về người được phỏng vấn

4.2.1.1. Tuổi, giới tính của người được phỏng vấn

Lao động nông nghiệp của huyện đa số đều ở độ tuổi trung niên. Ở cả 2 xã, tuổi của nông dân tham gia phỏng vấn biến động trong khoảng từ 28 đến 61 tuổi, trong đó chủ yếu là từ 35 cho đến 50 tuổi, nên bình quân tuổi của cả hai nhóm điều tra đều trong khoảng 42 tuổi, cụ thể tuổi bình quân của nông dân thuộc nhóm áp dụng IPM là 42,07 tuổi; của nhóm hộ không áp dụng IPM là 42,47 tuổi. Họ đa số vừa là những người có nhiều kinh nghiệm trong trồng lúa, vừa không quá già, đủ trình độ nhận thức để tiếp thu những kiến thức mới về kỹ thuật trồng trọt.

Tỉ lệ nữ được phỏng vấn chiếm khá cao, 37 nữ trên tổng số 60, chiếm 61,67%. Bởi vì nam giới ở địa phương thường họ còn tranh thủ làm các công việc khác như đi xây hay đi làm thuê ở xa. Vì thế nên phụ nữ là người trực tiếp tham gia vào sản xuất lúa ở tất cả các khâu, do đó mà họ là người ra quyết định chính trong sản xuất lúa. Đặc biệt là tỉ lệ phụ nữ tham gia vào lớp tập huấn IPM khá cao, chiếm 70% trong nhóm áp dụng IPM; còn nhóm không áp dụng là 53,33%. Điều này cho thấy rằng người phụ nữ hiện nay đã có sự quan tâm đến tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất.

Bảng 4.2. Tuổi và giới tính của người được phỏng vấn

Chỉ tiêu ĐVT ND áp dụng IPM ND không áp dụng IPM

Khá TB Nghèo BQ Khá TB Nghèo BQ -Số người được phỏng vấn Người 10 10 10 - 10 10 10 - -Tuổi BQ Năm 44,1 38,2 43,9 42,07 47,3 40,5 39,6 42,47 -Tỉ lệ nữ % 60 80 70 70 60 60 40 53,33

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra nông dân,2011)

4.2.1.2. Trình độ học vấn của người được phỏng vấn

Trình độ học vấn của những người được phỏng vấn được thể hiện qua bảng 4.3. Qua bảng, ta thấy nông dân được điều tra có trình độ học vấn ở mức trung bình. Nông dân thuộc các nhóm nhìn chung có ít sự chênh lệch nhau về trình độ. 100% số nông dân được điều tra đều đã học hết cấp I, đa số họ đều đã học hết cấp II, song số người tốt nghiệp cấp III còn ít. Những hộ nông dân trong nhóm tham gia chương trình IPM có trình độ học vấn cao hơn so với nhóm hộ không tham gia, biểu hiện bằng số năm học ở trường, tỉ lệ tốt nghiệp cấp II, tốt nghiệp cấp III cao hơn. Cụ thể là nông dân áp dụng IPM thì tỷ lệ tốt nghiệp cấp II là 76,67%, tốt nghiệp cấp III là 23,33%; nhóm hộ không áp dụng IPM thì tỷ lệ tốt nghiệp cấp II là 56,76%, tốt nghiệp cấp III là 20%. Vì thế, họ cũng có đủ khả năng để áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất. Qua điều tra chúng tôi cũng thấy rằng trình độ học vấn của các nông dân thuộc hộ nghèo và cận nghèo thường thấp hơn so với các hộ khá và trung bình. Điều này có thể là do trước đây những nông dân thuộc các hộ nghèo, gia đình ít có điều kiện để đầu tư cho việc học tập của họ.

Bảng 4.3. Trình độ học vấn của người được phỏng vấn

Chỉ tiêu ND áp dụng IPM ND không áp dụng IPM

Khá TB Nghèo BQ Khá TB Nghèo BQ Số năm đến trường BQ (Năm) 8,0 7,0 6,7 7,23 8,0 6,8 5,5 6,77 Tốt nghiệp cấp I (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 Tốt nghiệp cấp II (%) 80 80 70 76,67 70 60 40 56,67 Tốt nghiệp cấp III (%) 30 20 20 23,33 30 20 10 20,0 Cao đẳng, đại học (%) 0 0 0 0 0 0 0 0

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Tác động của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An (Trang 38 - 40)