Tác động của IPM đến nhận thức của nông dân

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Tác động của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An (Trang 67 - 70)

IV. Một số chỉ tiêu bình quân

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thực trạng sản xuất lúa trên địa bàn huyện

4.4.5. Tác động của IPM đến nhận thức của nông dân

Chương trình IPM đã có tác động rất tích cực đến nhận thức của nông dân về nhiều mặt. Qua điều tra phỏng vấn lãnh đạo địa phương và nông dân IPM cho thấy chương trình IPM ngày càng phát huy hiệu quả, nâng cao dân trí, nâng cao tiếp thu khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất của nông dân. Chương trình được cán bộ và nông dân nhiệt tình hưởng ứng.

Hộp 4.1 Nhận xét của nông dân về chương trình IPM

Một nông dân ở xã Thọ Thành, huyện Yên Thành đã gửi gắm tâm tư của mình với IPM qua bài thơ:

“ Rủ nhau đi học IPM Để tăng năng suất cây trồng ai ơi

Muốn cho lúa tốt bời bời

Giảm nguồn kinh phí người người học chăm Môi trường xanh sạch quanh năm Trồng cây mập khỏe lại tăng sức đề

Bảo tồn thiên địch lúa mê Phòng trừ sâu bệnh đồng quê lúa vàng

Cầm tay em có dặn rằng

Khóa này bế giảng rước bằng chuyên gia.”

Sau học IPM, nông dân hiểu được hệ sinh thái đồng ruộng, hiểu được mối quan hệ tương hỗ của các yếu tố trong hệ sinh thái. Nông dân IPM nhận thức được hệ sinh thái ruộng lúa thay đổi hàng tuần, do vậy việc thăm đồng, phân tích hệ sinh thái là công việc không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp của người nông dân. Nông dân trước khi học, và nông dân không học IPM chỉ thăm đồng 3 – 4 lần/vụ, nông dân học IPM thăm đồng 8 – 10 lần /vụ, thậm chí có nông dân thăm đồng thường xuyên hơn. Nhận biết được một số đối tượng thiên địch và vai trò của chúng trong hệ sinh thái. Họ biết bảo vệ và lợi dụng các loài thiên địch trong phòng trừ sâu bệnh hại trên đồng ruộng. Bện cạnh đó, còn biết xem xét mức độ sâu bệnh hại, sự sinh trưởng phát triển của cây lúa và các yếu tố khác ở từng ruộng, từng xứ đồng để đưa ra biện pháp xử lý hợp lý, không xử lý tràn lan.

Nông dân sau khi học IPM đã chủ động hơn về giống, phân bón và đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là mạnh dạn đưa các giống mới, áp dụng kỹ thuật làm mạ mới.. ngoài ra nông dân nhận biết được một số sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng như bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá, rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ xít,.. Họ còn có nhiều kinh nghiệm trong phòng trừ chuột, đặc biệt là họ ý thức được hoạt động cộng đồng của mọi người dân là chìa khóa quan trọng trong phòng trừ chuột. Nông dân IPM đã mạnh dạn tham mưu cho chính quyền địa phương thời điểm phòng trừ chuột, tăng cường các biện pháp bắt thủ công, bảo vệ các loài thiên địch của chuột, hạn chế dùng thuốc hóa học trong phòng trừ chuột.

Như vậy, tập huấn IPM cũng đã tăng tính chủ động, khả năng tự quyết của nông dân. Lấy một ví dụ về phản ứng của nông dân khi phát hiện sâu bênh trên đồng ruộng, qua điều tra chúng tôi nhận thấy nông dân học IPM có khả năng xét đoán cao hơn so với nông dân không tập huấn. Điều này được thể hiện qua biểu đồ 6.

Biểu đồ 7. Phản ứng của nông dân khi phát hiện thấy sâu bệnh trên ruộng

Ở các xã, IPM đã được đưa vào nghị quyết của đại hội xã viên, nội dung IPM là nội dung quan trọng trong sinh hoạt hội nông dân, hội phụ nữa và các đoàn thể khác. Những phụ nữ sau khi học IPM đã mạnh dạn hơn trong giao tiếp, thảo luận trong gia đình về kế hoạch sản xuất, kỹ thuật đầu tư chăm bón và đưa các tiến bộ khoa học vào sản xuất. Nông dân IPM cùng trao đổi, thảo luận với các nông dân khác khi cùng làm trên đồng ruộng hoặc trong các cuộc họp xóm. Họ chính là những tuyên truyền viên IPM trong thôn xóm, là hạt nhân làm tăng số nông dân hiểu và áp dụng IPM vào sản xuất.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Tác động của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w