Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Tác động của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An (Trang 32 - 34)

IV. Một số chỉ tiêu bình quân

3.2.4.Phương pháp phân tích số liệu

* Phương pháp kinh tế: dùng đánh giá HQSX lúa của hộ nông dân.

- Giá trị sản xuất (GO: Gross Output), là giá trị bằng tiền của các sản phẩm sản xuất ra bao gồm phần giá trị để lại để tiêu dùng và giá trị bán ra thị trường sau một chu kỳ sản xuất thường là một năm (hoặc là một mùa). Được tính bằng sản lượng sản phẩm sản xuất ra nhân với đơn giá sản phẩm được xác định chi tiết theo các chỉ tiêu giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích canh tác (thường là 1 ha, có thể là 1 sào,..); giá trị sản xuất trên một ngày công lao động, giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí.

Cách tính: GO = Qi*Pi

Trong đó: GO: Giá trị sản xuất Qi: Sản lượng sản phẩm thứ i Pi: Giá sản phẩm thứ i

- Chi phí trung gian (IC: Intermediate Cost), là toàn bộ các khoản chi phí vật chất bao gồm các chi phí nguyên vật liệu, giống, phân bón, chi phí dịch vụ thuê ngoài.

Cách tính: IC = Tổng Cij Trong đó: IC: Chi phí trung gian

Cij: Chi phí nguyên vật liệu thứ i cho sản phẩm thứ j

- Giá trị gia tăng (VA: Value Added), là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cho các ngành sản xuất kinh doanh.

Cách tính: VA = GO – IC Trong đó: VA: Giá trị gia tăng

GO: Giá trị sản xuất IC: Chi phí trung gian

- Thu nhập hỗn hợp (MI: Mixed Income), là một phần của giá trị gia tăng sau khi đã trừ đi khấu hao tài sản cố định (A), thuế (T) và lao động thuê (nếu có). Như vậy, thu nhập hỗn hợp bao gồm cả công lao động gia đình.

Cách tính: MI = VA – (A + T) – lao động thuê ngoài (nếu có). Trong đó: VA: Giá trị gia tăng

A: Khấu hao tài sản cố định được phân bổ trong chu kỳ sản xuất T: Thuế

* Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp được dùng rất nhiều trong

quá trình nghiên cứu các vấn đề kinh tế xã hội, được sử dụng để phân tích và mô tả những tác động của chương trình IPM tới nông dân trên địa bàn huyện.

* Phương pháp so sánh: So sánh chi phí sản xuất, kết quả sản xuất, hiệu quả

sản xuất giữa hộ áp dụng và hộ không áp dụng chương trình IPM, để thấy được hiệu quả kinh tế do chương trình mang lại bằng cách kiểm định T.Test và Anova.

* Phương pháp phân tích SWOT

Các yếu tố, hoàn cảnh bên trong thường được coi là điểm mạnh (S – strengths) hay điểm yếu (W – weaknesses) và các yếu tố bên ngoài của được coi là cơ hội ( O – oppotunities) và nguy cơ (T – threats). Phương pháp SWOT được sử dụng để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của quá trình áp dụng, mở rộng chương trình IPM trên địa bàn huyện. Từ đó có thể đưa ra các giải pháp để phát triển chương trình. Bên trong Bên ngoài Điểm mạnh (S) S1………… S2………... Điểm yếu (W) W1………… W2…………

Cơ hội (O) O1…………

O2……….. Phối hợp (SO) Phối hợp (WO)

Thách thức (T) T1………. T2……….

Phối hợp (ST) Phối hợp (WT)

- Phối hợp SO: Sử dụng điểm mạnh nhằm khai thác cơ hội. - Phối hợp WO: Tranh thủ cơ hội khắc phục điểm yếu.

- Phối hợp ST: Khai thác điểm mạnh, giảm thiểu thách thức.

- Phối hợp WT: Cố gắng giảm thiểu điểm yếu, né tránh thách thức.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Tác động của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An (Trang 32 - 34)