IV. Một số chỉ tiêu bình quân
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thực trạng sản xuất lúa trên địa bàn huyện
4.4.3. Tác động tới thu nhập của hộ nông dân
Qua quá trình điều tra, tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng lúa là cây trồng chính và là nguồn thu nhập chủ yếu của các nông dân trên địa bàn huyện. 100% số hộ nông dân được phỏng vấn trả lời rằng sản xuất lúa là nghề quan trọng số 1 đối với gia đình họ. Vì vậy, thu nhập từ trồng lúa sẽ đóng góp đáng kể vào thu nhập của gia đình. Giá bán của lúa Khải Phong khá ổn định, và tăng qua các thời kỳ. Theo điều tra chính các hộ nông dân, thì giá bán của lúa đầu năm 2010 chỉ khoảng 450.000đ/tạ, song tăng dần và đến cuối năm lên đến 600.000đ/tạ. Vụ Đông Xuân 2011 thì dự báo giá lúa gạo còn tăng cao nữa. Năng suất, giá bán và sản lượng đều tăng là cơ sở để các nhóm hộ áp dụng IPM tăng tổng thu. Qua bảng 4.14 ta thấy tổng giá trị sản xuất trên 1 sào của các hộ áp dụng chương trình tăng lên 1,07 lần so với các hộ không áp dụng chương trình, tương đương với 238.330đ/sào.Chi phí giảm trong khi giá trị sản xuất lại tăng lên, làm cho thu nhập hỗn hợp bình quân của các hộ áp dụng chương trình cao hơn các hộ không áp dụng là 1,15 lần, tương đương với 255.140đ/sào.
Bảng 4.15. Thu nhập từ trồng lúa của các hộ nông dân điều tra năm 2010
Đvt: 1000đ/sào Tr.b Chỉ tiêu Nhóm hộ áp dụng chương trình IPM Nhóm hộ không áp dụng chương trình IPM
Khá TB Nghèo BQ (1) Khá TB Nghèo BQ (2)
-Giá bán BQ (1000đ/tạ) 550,00 550,00 550,00 550,00 550,00 550,00 550,00 550,00 0,00
-GO/hộ/năm 3729.00 3773.00 3663.00 3721.67 3476.00 3487.00 3487.00 3483.33 238.33
-TC/hộ/năm 1900.58 1801.28 1697.68 1799.85 1909.28 1832.28 1708.40 1816.65 -16.81
-MI/hộ/năm 1828.42 1971.72 1965.32 1921.82 1566.72 1654.72 1778.60 1666.68 255.14
4.4.4.Tác động chung của chương trình IPM đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của hộ nông dân
Trước đây, người nông dân thường chỉ quan tâm đến kết quả sản xuất, song chính hiệu quả sản xuất mới chính là điều mà chúng ta phải quan tâm đến trong quá trình sản xuất. Hiện nay, trình độ dân trí phát triển, người nông dân đã đặc biệt chú trọng đến hiệu quả trong sản xuất. Hiệu quả sản xuất lúa được tính bằng tỷ lệ giữa giá trị sản xuất với chi phí trung gian (GO/IC), giữa giá trị tăng thêm với chi phí trung gian (VA/IC), hoặc giữa thu nhập hỗn hợp với chi phí trung gian (MI/IC). Các chỉ tiêu này phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét một đơn vị nguồn lực đã sử dụng mang lại bao nhiêu đơn vị kết quả.
Qua bảng 4.15 ta thấy hiệu quả sản xuất lúa của các hộ thuộc nhóm áp dụng chương trình cao hơn các hộ không áp dụng chương trình. Bình quân mỗi hộ trong nhóm áp dụng chương trình, mỗi năm bỏ ra một khoản chi phí trung gian là 163,876 nghìn đồng/sào; trong khi đó, bình quân mỗi hộ không áp dụng chương trình bỏ ra 164,542ngìn đồng/sào. Sau khi trừ đi chi phí trung gian, bình quân 1 năm, mỗi hộ áp dụng chương trình tạo ra một lượng giá trị tăng thêm là 208,290 nghìn đồng/sào, trong khi hộ không áp dụng là 183,791nghìn đồng/sào. Bình quân mỗi hộ áp dụng chương trình bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian thì sẽ thu được 2,27 đồng giá trị sản xuất, thu được 1,27 đồng giá trị gia tăng, 1,27 đồng thu nhập hỗn hợp. Còn mỗi hộ không áp dụng chương trình IPM thì bình quân mỗi năm bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ thu lại được 2,12 đồng giá trị sản xuất, 1,12 đồng giá trị gia tăng và 1,07 đồng thu nhập hỗn hợp. Như vậy, xét về hiệu quả sản xuất thì nhóm hộ áp dụng chương trình cao hơn nhóm hộ không áp dụng chương trình. Điều này là tất yếu bởi hộ áp dụng chương trình thì chi phí bỏ ra giảm đi, trong khi giá trị thu về lại cao hơn nhóm hộ không áp dụng.
Bảng 4.16. Hiệu quả sản xuất lúa của các hộ nông dân điều tra năm 2010 (tính trên 1 sào Tr.b/năm)
Chỉ tiêu ĐVT
Nhóm hộ áp dụng chương trình IPM Nhóm hộ không áp dụng chương trình IPM Chênh lệch Khá TB Nghèo BQ (1) Khá TB Nghèo BQ (2) - GO 1000đ 3.729,00 3.773,00 3.663,00 3.721,67 3.476,00 3.487,00 3.487,00 3.483,33 238,33 - IC 1000đ 1.697,33 1.641,28 1.577,68 1.638,76 1.691,58 1.652,28 1.592,40 1.645,42 -6,66 - VA 1000đ 2.031,67 2.131,72 2.085,32 2.082,90 1.784,42 1.834,72 1.894,60 1.837,91 244,99 - MI 1000đ 1.828,42 1.971,72 1.965,32 1.921,82 1.566,72 1.654,72 1.778,60 1.666,68 255,14 - GO/IC Lần 2,20 2,30 2,32 2,27 2,05 2,11 2,19 2,12 1,07 - VA/IC Lần 1,20 1,30 1,32 1,27 1,05 1,11 1,19 1,12 1,14 - MI/IC Lần 1,08 1,20 1,25 1,17 0,93 1,00 1,12 1,01 1,16
Bảng 4.17. Sự khác nhau về kết quả và hiệu quả sản xuất lúa giữa nhóm hộ áp dụng IPM và nhóm hộ không áp dụng IPM
Diễn giải ĐVT Khác biệt giữa các nhóm hộ:áp dụng và không áp dụng chương trình IPM
Tkđ Chênh lệch - Năng suất Tạ 4,78* 0,21 - GO 1000đ 4,78* 238,34 - VA 1000đ 5,25* 243,27 - MI 1000đ 6,75* 256,6 - GO/IC Lần 4,3* 1,07 - VA/IC Lần 4,3* 1,14 - MI/IC Lần 2,48* 1,16
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra nông dân và tính toán của tác giả,2011) Chú thích: * có ý nghĩa thống kê mức 5%.
Qua sự kiểm định, ta thấy các chỉ tiêu kết quả như năng suất, GO, VA, IC, MI và các chỉ tiêu về hiệu quả như GO/IC, VA/IC, MI/IC đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Tức là sự khác biệt về các chỉ tiêu trên giữa hai nhóm hộ áp dụng và không áp dụng chương trình IPM là có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Với mức ý nghĩa thống kê 5%, GO/IC của nhóm hộ áp dụng chương trình lớn gấp 1,07 lần so với hộ không áp dụng chương trình; VA/IC của nhóm hộ áp dụng chương trình lớn gấp 1,14 lần so với nhóm hộ không áp dụng chương trình; MI/IC của nhóm hộ áp dụng hương trình lớn gấp 1,16 lần so với nhóm hộ không áp dụng chương trình. Như vậy chương trình IPM đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt đối với các hộ áp dụng.
Kiểm định sự khác nhau giữa ba loại hộ tham gia áp dụng chương trình IPM, ta nhận thấy sự khác nhau về năng suất, GO, VA,MI của ba nhóm hộ có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, bởi các hộ khá thường chi cho làm đất, cho phân chuồng, phân kali,.. nhiều hơn so với hộ nghèo. Vì thế nên năng suất cũng như giá trị sản xuất, giá trị gia tăng của các hộ khá thường cao hơn các hộ nghèo. Do hộ khá có nhiều điều kiện về kinh tế, nên chi phí thuê lao động bỏ ra thường nhiều hơn hộ nghèo, vì vậy MI của các nhóm hộ này có sự chênh lệch nhau. Từ đó, sự khác nhau về chỉ tiêu MI cũng như các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất như GO/IC, VA/IC, MI/IC của ba loại hộ cũng có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Tóm lại, khi áp dụng IPM vào sản xuất, hiệu quả sản xuất
lúa của ba nhóm hộ: khá, TB, nghèo có sự khác nhau, và theo điều tra, tính toán thì hộ nghèo và hộ TB thường có hiệu quả kinh tế cao hơn hộ khá trong sản xuất lúa. Điều này được thể hiện rõ qua bảng 4.18.
Bảng 4.18. Sự khác nhau về kết quả và hiệu quả sản xuất lúa giữa ba loại hộ tham gia áp dụng chương trình IPM
Chỉ tiêu ĐVT Hộ khá Hộ TB Hộ
nghèo Fkđ
-Năng suất Tạ/sào 6,78 6,32 6,66 3,87*
-GO Ng.đ 3.729 3.476 3.663 3,87* -IC Ng.đ 1.700,2 1.641,28 1.577,68 4,58* -VA Ng.đ 2.028,8 1.834,72 2.085,32 4,12* -MI Ng.đ 1.828,8 1.566,72 1.965,32 19,50* -GO/IC Lần 2,2 2,12 2,33 4,67* -VA/IC Lần 1,2 1,12 1,33 4,67* -MI/IC Lần 1,08 0,96 1,25 19,02*
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra nông dân và tính toán của tác giả, 2011) Chú thích: * có ý nghĩa thống kê ở mức 5%