Chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Tác động của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An (Trang 31 - 32)

IV. Một số chỉ tiêu bình quân

3.2.1.Chọn điểm nghiên cứu

Chúng tôi chọn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An làm địa bàn nghiên cứu bởi các nguyện nhân sau:

Thứ nhất: Huyện Yên Thành là một trong những vựa lúa lớn của tỉnh Nghệ An, với đa số dân sống bằng nghề trồng lúa. Trong những năm vừa qua huyện đã chú trọng phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa.

Thứ hai: Huyện Yên Thành đã áp dụng chương trình IPM từ năm 1998, và đã đạt được nhiều thành tựu.

3.2.2.Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Nguồn thông tin thứ cấp chúng tôi thu thập được là những thông tin, số liệu đã được công bố. Thông tin thứ cấp bao gồm: cơ sở lý luận về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), lý luận về tác động của chương trình IPM đến hiệu quả sản xuất lúa của hộ; cơ sở thực tiễn về chương trình IPM trên thế giới và ở Việt Nam, đặc điểm địa bàn nghiên cứu. Mỗi loại thông tin được thu thập từ các nguồn khác nhau, cụ thể:

Thông tin Nguồn thu thập được

- Lý luận về chương trình IPM và lý luận

về tác động của chương trình IPM - Sách, các website - Chương trình IPM trên thế giới và ở

Việt Nam

- Sách, báo, các website, các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố - Các số liệu về diện tích, đất đai, dân số,

lao động,...

- Phòng thống kê, phòng địa chính huyện Yên Thành

- Các thông tin về tình hình sản xuất lúa

của huyện nói chung - Phòng NN&PTNT huyện Yên Thành - Các số liệu, thông tin về tình hình triển

khai và thực hiện chương trình IPM

- Phòng NN&PTNT huyện Yên Thành, Trạm BVTV huyện Yên Thành

3.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

- Chọn mẫu nghiên cứu: chọn 60 hộ trên địa bàn 2 xã là Thọ Thành và Tăng Thành. Trong đó điều tra 10 hộ khá tham gia áp dụng chương trình, 10 hộ khá không

tham gia áp dụng chương trình, 10 hộ trung bình tham gia chương trình, 10 hộ trung bình không tham gia chương trình, 10 hộ nghèo tham gia áp dụng chương trình và 10 hộ nghèo không tham gia áp dụng chương trình để so sánh.

- Thiết kế bảng câu hỏi: Chúng tôi tiến hành thiết kế bảng câu hỏi để điều tra các hộ nông dân về tình hình chung của các hộ, tình hình sản xuất lúa của các hộ, tình hình áp dụng biện pháp IPM trong sản xuất; chi phí trong sản xuất, năng suất và thu nhập,..

- Thu thập số liệu: Phỏng vấn nông dân, kết hợp phương pháp điều tra truyền thống với phương pháp PRA: điều tra theo bảng hỏi chuẩn bị trước và áp dụng phương pháp phỏng vấn linh hoạt.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Tác động của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An (Trang 31 - 32)