Những khó khăn khi áp dụng chương trình IPM

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Tác động của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An (Trang 72 - 73)

IV. Một số chỉ tiêu bình quân

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thực trạng sản xuất lúa trên địa bàn huyện

4.5.2. Những khó khăn khi áp dụng chương trình IPM

Chương trình IPM đã mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Tuy nhiên, độ bao phủ của chương trình còn hạn chế do kinh phí đầu tư còn ít. Vì vậy nên số nông dân tiếp cận được với chương trình chưa được như mong muốn, diện tích gieo trồng được áp dụng IPM vào sản xuất chưa được nhiều.

Về kỹ thuật canh tác, tuy các hộ có ý thức trong việc đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa, song áp dụng chưa được đồng bộ. Nguyên nhân là do thói quen canh tác cũ của người dân, họ thường dựa vào kinh nghiệm của bản thân là chính nên chưa mạnh dạn áp dụng các kỹ thuật mới. Một số nông dân chưa nhận thức được lợi ích của chương trình nên còn bảo thủ không học hỏi và áp dụng chương trình. Hơn nữa, do trình độ của người dân còn hạn chế nên việc tiếp thu các kỹ thuật mới còn khó khăn.

Từ năm 2009 trở lại đây, lúa trên địa bàn huyện thường bị phá hoại rất nhiều bởi sâu bệnh, dịch hại. Đặc biệt là bệnh lùn sọc đen xoắn lá gây hại vào vụ Hè Thu 2009, kéo sang 2010, làm cho năng suất lúa của hai năm này bị giảm sút rõ rệt.

Giá cả các nguồn lực đầu vào tăng liên tục như phân bón, thuốc BVTV, xăng, dầu, gây khó khăn cho nông dân trong việc đầu tư cho sản xuất. Đặc biệt trong tình hình nền kinh tế thế giới và kinh tế trong nước đang rơi vào tình trạng lạm phát như hiện nay, thì mọi chi phí đầu vào cho sản xuất đều tăng lên một lượng đáng kể, kéo theo nhiều chi phí khác cũng tăng lên. Ngoài ra, kinh phí tập huấn có hạn cũng gây cản trở quá trình mở rộng chương trình IPM trên địa bàn huyện.

Chưa có mối liên hệ chặt chẽ giữa bốn nhà: nhà nông, nhà doanh nghiệp, Nhà nước, nhà khoa học để giúp tiến bộ khoa học có thể đến trực tiếp và có hiệu quả với người nông dân.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Tác động của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w