Giải pháp cho chương trình tập huấn

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Tác động của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An (Trang 75 - 76)

IV. Một số chỉ tiêu bình quân

4.6.2.Giải pháp cho chương trình tập huấn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thực trạng sản xuất lúa trên địa bàn huyện

4.6.2.Giải pháp cho chương trình tập huấn

Mỗi lớp huấn luyện ngoài một người phụ trách chung thì có thể bầu một lớp trưởng tiêu biểu cho nhóm nông dân, lớp trưởng không những tham gia vào công tác tổ chức lớp học mà còn đi sâu nắm được nguyện vọng của học viên. Qua đây chương trình có thể giải đáp được những thắc mắc cho nông dân, đặc biệt là những người còn rụt rè, chưa mạnh dạn trao đổi trực tiếp ngay tại lớp với giảng viên.

Các nội dung được tập huấn nên lưu ý hướng dẫn kỹ cho người nông dân nhận biết được ngưỡng dịch hại của từng loại sâu bệnh chủ yếu, từ đó người nông dân có thể chủ động hơn trong phòng trừ sâu bệnh, đảm bảo được hiệu quả của sản xuất. Ngoài ra, giảng viên có thể hướng dẫn người dân cách bảo vệ và nhân nuôi một số loại thiên địch đơn giản. Đây là việc làm hết sức cần thiết giúp bảo tồn các loại thiên địch trên hệ sinh thái đồng ruộng. Để sử dụng hợp lý phương pháp phòng trừ hóa học, cần có những khuyến cáo hết sức nghiêm túc để người nông dân không coi thường sức khỏe của mình. Khuyến cáo người nông dân thăm đồng thường xuyên để tìm ra ngưỡng gây hại của sâu hại, từ đó mới có kế hoạch phun thuốc BVTV một cách hợp lý nhất, không phun thuốc tràn lan.

Về phương pháp tập huấn, trên thực tế có rất nhiều phương pháp tập huấn được áp dụng. Ví dụ như phương pháp thuyết giảng, phương pháp làm việc theo nhóm, phương pháp làm mẫu, phương pháp trình diễn, phương pháp phân tích tình huống,.. Tùy từng điều kiện nguồn lực, nguồn nhân lực của chương trình mà lựa chọn phương

pháp tập huấn thích hợp. Chương trình nếu có điều kiện lồng ghép các phương pháp với nhau sẽ có ý nghĩa nhất trong việc truyền đạt kiến thức tới nông dân.

Hợp tác xã, trạm BVTV kết hợp với cán bộ khuyến nông tổ chức các buổi họp dân để xác định nhu cầu, khó khăn của dân trong sản xuất. Từ đó, xây dựng nội dung, chủ đề cũng như cách tổ chức lớp học hiệu quả.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Tác động của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An (Trang 75 - 76)