Xây dựng chương trình IPM là của toàn dân

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Tác động của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An (Trang 73 - 75)

IV. Một số chỉ tiêu bình quân

4.6.1.Xây dựng chương trình IPM là của toàn dân

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thực trạng sản xuất lúa trên địa bàn huyện

4.6.1.Xây dựng chương trình IPM là của toàn dân

Qua điều tra cho thấy thực trang một số tầng lớp nông dân vẫn bị xem nhẹ chưa được lôi cuốn vào hoạt động của chương trình IPM. Vì thế cần phải tăng

cường thúc đẩy sự tham gia của tất cả các tầng lớp nông dân, đặc biệt là người nghèo, phụ nữ và thanh niên.

Cần động viên, khích lệ tất cả những nông dân tiếp thu kỹ thuật IPM một cách nhanh nhạy, thông minh, tuyên dương những người có tinh thần trách nhiệm, có tính cộng đồng, cũng như những nông dân chưa được học qua lớp huấn luyện nông dân chính thống nhưng có ý thức học hỏi và làm theo các kỹ thuật mới. Một số hộ còn khá bảo thủ do chưa nhận thức được tầm quan trọng của tập huấn, hay tiếc thời gian,..thì cần các biện pháp tuyên truyền hay dân vận trực tiếp.

Huyện nên sử dụng nhiều hơn, thường xuyên hơn các phương tiện thông tin đại chúng để khuyến khich, động viên nông dân tham gia và tiếp thu các kỹ thuật về IPM. Đặc biệt là nên đưa về các xã, các thôn xóm, như thế sẽ giúp cho nông dân dễ tiếp cận các thông tin về IPM hơn. Các xã cần tăng cường phát tin cho người dân hiểu được tầm quan trọng của môi trường và các kỹ thuật của chương trình IPM thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ đó giúp họ nhìn nhận đúng đắn vai trò của chương trình IPM trong chiến lược phát triển nông nghiệp sạch và bền vững, để họ tin và làm theo các kỹ thuật của chương trình IPM. Với những nông dân đã được học qua lớp huấn luyện nông dân chính thống mà có tinh thần trách nhiệm cao, thông minh và ham học hỏi thì cần bồi dưỡng cho họ để họ trở thành giảng viên trực tiếp của nông dân. Cần đưa ra chế độ ưu đãi cho nhóm đối tượng này.

Như vậy, cần mở rộng phạm vi hiểu biết cũng như phạm vi áp dụng chương trình. Cụ thể huyện nên đưa ra các chỉ tiêu phát triển và mở rộng chương trình IPM như bảng 4.17.

Bảng 4.19. Một số chỉ tiêu chương trình IPM trên lúa trên địa bàn huyện Yên Thành cần đạt từ năm 2011 đến năm 2013

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

Hiện có Mục tiêu

- Số giảng viên IPM được FAO đào tạo Người 5 5

- Số giảng viên IPM được Chi cục đào tạo Người 6 15 - Số giảng viên IPM được Trạm BVTV

huyện đào tạo Người 30 60

- Số lớp huấn luyện nông dân Lớp 200 350

- Số lượt nông dân được huấn luyện IPM Lượt người 6.000 10.500 - DT lúa được áp dụng IPM vào sản

xuất/vụ Ha 2.000 6.000

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Tác động của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An (Trang 73 - 75)