IV. Một số chỉ tiêu bình quân
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thực trạng sản xuất lúa trên địa bàn huyện
4.4.1. Tác động tới chi phí sản xuất
Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy các hộ nông dân trên địa bàn huyện sử dụng khá nhiều giống lúa để gieo cấy. Bên cạnh các giống lúa cũ như Xi 23, BC15, Khang Dân thì hiện nay, đa số các hộ nông dân trên địa bàn huyện đều sử dụng giống lai Khải Phong số 1 để sản xuất trên diện tích lớn vì cho năng suất cao hơn hẳn so với các giống khác, đồng thời có khả năng kháng sâu bệnh cao hơn các giống khác. Cụ thể như trong vụ Hè Thu 2009, ngoài diện tích bị bệnh lùn sọc đen xoắn lá gây hại, diện tích lúa Khải Phong số 1 còn lại không bị bệnh đã cho năng suất cao, giúp cho đời sống của nông dân bớt khó khăn. Các giống lúa khác thì diện tích không nhiều. Vì thế, trong khóa luận này, chúng tôi chỉ đề cập tới giống lúa Khải Phong số 1. Nguồn cung cấp chủ yếu giống Khải Phong số 1 cho bà con nông dân chính là các HTX nông nghiệp tại các xã trên địa bàn huyện.
Chi phí sản xuất bao gồm: chi phí làm đất, giống, phân bón, thuốc BVTV, vôi, chi phí thu hoạch, lao động, chi phí tưới tiêu. Tuy nhiên, hầu hết các hộ điều tra có chi phí vôi, chi phí thu hoạch, chi phí tưới tiêu, thuốc cỏ là như nhau trên 1 sào gieo cấy. Chương trình IPM có tác động đến chi phí về giống, về làm đất, chi phí về phân bón và thuốc trừ sâu.
Về chi phí giống, theo nhận định của bà con nông dân thì giá của giống lúa Khải Phong số 1 là khá cao,70.000đ/kg. Qua điều tra thì có sự khác nhau giữa nhóm hộ áp dụng chương trình IPM và nhóm hộ không áp dụng chương trình trong lượng giống sử dụng cho mỗi sào gieo cấy.
Nhận thấy nhóm hộ áp dụng chương trình IPM sử dụng giống một cách hiệu
quả hơn nhóm hộ không áp dụng. Vì các hộ áp dụng IPM đã được tập huấn là gieo cấy với mật độ thích hợp thì cây trồng sẽ phát triển tốt, đồng thời ngăn cản sự lây lan dịch bệnh và sâu hại. Cụ thể là nhóm hộ áp dụng sử dụng bình quân 1,17kg giống/sào/vụ trong khi các hộ không áp dụng là 1,33kg/sào/vụ. Vì thế mà chi phí về giống của các hộ tham gia ít hơn các hộ không tham gia. Điều này được thể hiện qua bảng 4.8. Chi phí bình quân về giống của nhóm hộ áp dụng là 163,33 nghìn đồng /sào/năm; còn nhóm hộ không áp dụng là 186,67 nghìn đồng/sào/năm. Nhóm hộ tham gia chương trình đã tiết kiệm được 0,16 – 0,17 kg giống trên 1 sào, tương đương với 23,34 nghìn đồng/sào/năm so với nhóm hộ không tham gia IPM.
Trong biện pháp canh tác quản lý dịch hại không thể không kể đến tác dụng của khâu làm đất và vệ sinh đồng ruộng trước khi cấy. Chương trình IPM đã tập huấn cho nông dân những kỹ thuật làm đất như: làm đất kỹ và sớm có tác dụng diệt được mầm mống cỏ dại và sâu bệnh; vệ sinh đồng ruộng để loại bỏ tàn dư thực vật, nơi ẩn nấp của các côn trùng có hại. Kết quả về làm đất thì nhóm hộ tham gia lại chi nhiều hơn so với nhóm hộ không tham gia. Qua bảng 4.8, ta thấy nhóm hộ áp dụng chương trình chi cho làm đất là 384.000đ/sào trong khi nhóm hộ không áp dụng chương trình là 332.000đ/sào, điều này chứng tỏ nhóm hộ áp dụng chương trình làm đất kỹ hơn nhóm hộ không áp dụng chương trình. Biện pháp canh tác này phát huy hiệu quả phòng ngừa ngay từ đầu vụ khi sâu bênh chưa phát triển và gây hại cho cây trồng. Vì thế nên nhóm hộ tham gia ít gặp dịch hại hơn nhóm không tham gia IPM. Qua điều tra, chúng tôi thấy các hộ khá chi cho làm đất nhiều hơn các hộ nghèo ở cả hai nhóm hộ. Nguyên nhân là các hộ khá có điều kiện để đầu tư cho sản xuất hơn các hộ nghèo.
Bảng 4.8. Chi phí về giống, làm đất ở các hộ điều tra năm 2010 (tính cho 1 sào Tr.b/năm)
Chỉ tiêu Hộ áp dụng IPM Hộ không áp dụng IPM
Khá TB Nghèo BQ (1) Khá TB Nghèo BQ (2) - Giống + Số lượng (Kg/sào) 2,44 2,40 2,16 2,33 2,70 2,76 2,54 2,67 -0,34 + Đơn giá (1000đ/kg) 70,00 70,00 70,00 70,00 70,00 70,00 70,00 70,00 0,00 + Giá trị (1000đ/sào) 170,80 168,,00 151,20 163,33 189,00 193,20 177,80 186,67 -23,34 - Làm đất (1000đ/sào) 404,00 380,00 368,00 384,00 344,00 332,00 320,00 332,00 52,00
Về phân bón, nhóm hộ tập huấn sử dụng phân chuồng nhiều hơn nhóm hộ không tập huấn. Nhóm hộ áp dụng chương trình sử dụng khoảng 10 tạ phân chuồng/sào/năm, trong khi nhóm hộ không áp dụng là hơn 9 tạ/sào/năm, nhiều hơn 1,1 lần. Sở dĩ nhóm hộ tập huấn tăng lượng phân chuồng là do qua lớp học IPM họ nhận thức được rằng phân chuồng và phân vi lượng có tác dụng làm tăng tính chống bệnh của cây, mặt khác lại cung cấp rát nhiều chất dinh dưỡng cho cây phát triển mà không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Cũng qua lớp học này, nông dân đã thay đổi cách bón phân tối đa sang bón phân tối ưu tức là bón phân cân đối. Phân lân và kali có tác dụng làm cho cây cứng cáp, khỏe mạnh và tăng chất lượng lúa gạo. Sau học IPM, nông dân đã hiểu được vai trò quan trọng của phân kali trong đời sống của cây trồng, là yếu tố quan trọng tăng năng suất cây lúa. Nhận thức được điều này, các hộ nhóm áp dụng chương trình đã giảm lượng phân đạm để tăng phân lân và kali. Còn các hộ không áp dụng chương trình vẫn bón phân theo phương thức truyền thống, sử dụng nhiều phân đạm, ít phân chuồng và rất ít, hoặc không sử dụng phân kali.
Biểu đồ 2. Tình hình sử dụng phân Kali của các hộ điều tra năm 2010
Hiệu quả bón phân không chỉ phụ thuộc vào lượng phân bón mà còn bị ảnh hưởng bới kỹ thuật bón phân. Mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây có những nhu cầu khác nhau về phân bón. Nắm bắt được nhu cầu này sẽ giảm được chi phí về phân bón
và phát huy được tác dụng của phân. Như thế sẽ góp phần tạo cho cây lúa sinh trưởng phát triển khỏe, chống chịu được sâu bệnh, cho năng suất cao, ổn định.
Qua bảng 4.9 nhận thấy đa số các hộ nhóm tập huấn bón phân một cách khoa học. Họ sử dụng khoảng 5 tạ phân chuồng hoai mục, kết hợp với khoảng 19kg - 20kg phân lân, 3kg đạm, 20kg vôi để bón lót; thời kỳ bắt đầu đẻ nhánh thì bón thúc 5kg đạm, khoảng 3,5kg kali, để bón thúc lần 1; thời kỳ đón đòng, dùng khoảng 3kg kali để bón thúc lần 2. Đặc biệt, qua học IPM, nông dân xác định được đúng thời điểm bón thúc đòng – bón vào giai đoạn cây lúa tượng khối sơ khởi, đây là giai đoạn quyết định chiều dài bông, số gié trên bông, số hoa trên bông là những yếu tố quan trọng quyết định năng suất lúa. Nông dân IPM đã sử dụng phân kali để bón thúc cho cây lúa giai đoạn tượng khối sơ khởi. Nông dân IPM trong một vụ lúa chỉ bón 3 – 4 lần (bón lót, bón thúc đẻ nhánh, bón thúc đòng vào giai đoạn tượng khối sơ khởi). Nông dân không học IPM phần lớn bón phân tùy theo màu sắc của lúa ngoài đồng ruộng, thấy lúa ngả màu vàng là bón, vì thế mà trong một vụ lúa, có hộ nông dân bón 5 – 6 lần. Họ cũng có thói quen bón lai rai, không đúng với giai đoạn sinh trưởng của lúa, vì thế không phát huy được hiệu quả sử dụng phân bón của cây. Cách bón phân này chứng tỏ rằng việc bón phân của nhóm hộ không tập huấn là không có cơ sở khoa học, làm cho chi phí phân bón của nhóm hộ này cao hơn nhóm đã áp dụng IPM. Tuy nhiên, qua điều tra, nông dân cho rằng giá phân Kali là 14000đ/kg, quá cao so với các loại phân khác, vì thế nên việc sử dụng kali trong sản xuất lúa còn nhiều hạn chế. Điều này đã được thể hiện rõ qua biểu đồ 2, các hộ nghèo thường ít sử dụng phân kali hơn các hộ khá ở cả hai nhóm hộ.
Về sử dụng thuốc BVTV thì kết quả ở biểu đồ 3 cho thấy nhóm nông dân áp dụng chương trình phun thuốc ít hơn nhóm không áp dụng chương trình. Nhóm nông dân áp dụng chương trình chỉ phun từ 1-2 lần/vụ trong khi nhóm nông dân không áp dụng thường phun 2 -3 lần/vụ.
Bảng 4.9. Cách bón phân của các hộ nông dân điều tra năm 2010
Chỉ tiêu Nhóm hộ áp dụng chương trình IPM Nhóm hộ không áp dụng chương trình IPM
Khá TB Nghèo BQ (1) Khá TB Nghèo BQ (2) 1.Phân chuồng -Lượng bón (kg/sào/vụ) 520 510 470 500 480 450 440 456,67 -Bón lót (%) 100 100 100 100 50 70 50 57 -Bón thúc lần 2(%) 0 0 0 0 50 30 50 43 2.Phân đạm -Lượng bón (kg/sào/vụ) 9 8,6 8,6 8,73 10,6 10,6 10,5 10,57 -Bón lót (%) 30 30 30 30 40 30 50 40 -Bón thúc lần 1(%) 60 60 60 60 50 40 30 40 -Bón thúc lần 2(%) 10 10 10 10 10 30 20 20 3.Phân lân -Lượng bón (kg/sào/vụ) 19,45 19,2 19,2 19,28 21 21 20,8 20,93 -Bón lót (%) 100 100 100 100 71,4 81 90 80,8 -Bón thúc 0 0 0 0 28,6 19 10 19,2 4.Phân kali -Lượng bón (kg/sào/vụ) 6,30 6,20 6,10 6,20 5,30 4,90 4,20 4,80 -Bón lót (%) 0 0 0 0 50 50 50 50 -Bón thúc lần 1(%) 50 50 50 50 0 0 0 0 -Bón thúc lần 2(%) 50 50 50 50 50 50 50 50
Qua điều tra, nông dân đã được tập huấn thường thăm đồng thường xuyên để xem xét tình hình sâu bệnh trên đồng ruộng. Từ đó mà họ có cách ứng xử thích hợp Họ đã biết cách tính toán và xem xét các ngưỡng gây hại của sâu bệnh trên ruộng nhà mình, đồng thời quan tâm tình hình thời tiết có thuận lợi cho sâu bênh phát triển hay không, từ đó mới có quyết định phun hay không phun. Ngược lại, các hộ nông dân không được tập huấn thường phun ngay khi thấy sâu bệnh xuất hiện, một số hộ còn phun theo người khác, không có sự điều tra thăm đồng. Số lần phun thuốc cũng như lượng thuốc dùng còn phụ thuộc vào kỹ thuật phun thuốc. Sau khi được tập huấn, người nông dân đã thay đổi thói quen phun thuốc theo định kỳ, họ chuyển sang áp dụng nguyên tắc phun 4 đúng nên vừa tiết kiệm được thuốc vừa đạt được hiệu quả trừ sâu bệnh cao. Bình quân nhóm hộ áp dụng chỉ phun 1,53 lần/vụ, trong khi nhóm không áp dụng phun 2,27 lần/vụ.
Biểu đồ 3. Số lần phun thuốc trừ sâu của các nhóm hộ điều tra năm 2010
Có sự chênh lệch này còn do trong quá trình tập huấn IPM, các hộ nông dân đã được học về hệ sinh thái đồng ruộng và trực tiếp thực nghiệm, điều tra. Trong mỗi hệ sinh thái đồng ruộng có những nhóm thiên địch nhất định giữ vai trò quan trọng trong điều hòa số lượng sâu hại. Tuy nhiên vai trò của nó ít được nông dân biết đến, thậm chí họ còn nhầm lẫn chúng với các loại côn trùng gây hại. Điều tra nông dân cho thấy, có tới hơn 90% số nông dân thuộc nhóm không tập huấn cho rằng tất cả các loài côn trùng đều có hại, còn hơn 80% số nông dân tập huấn IPM nói các loài bọ rùa, kiến ba khoang, nhện,.. có ích trên ruộng lúa nhà họ. Điều này được thể hiện qua biểu đồ 4.
Biểu đồ 4. Nhận thức của nông dân về thiên địch
Như vậy, nhóm hộ tập huấn không những tiết kiệm được chi phí về thuốc BVTV do nhận thức về ngưỡng gây hại, áp dụng nguyên tắc phun 4 đúng, mà còn tiết kiệm được do nhận thức về thiên địch trên đồng ruộng. Trong nhóm áp dụng IPM, 83% nông dân nhận biết được thiên địch thì có 96% nói rằng họ biết được điều này là nhờ đi tập huấn. Như vậy, chương trình IPM đã có tác động nâng cao nhận thức của nông dân về các loài sinh vật có ích. Nhận biết và bảo tồn được các sinh vật có ích làm cho ruông rau của cá hộ tham gia tập huấn ít bị sâu bệnh hơn, nhờ đó góp phần giảm chi phí thuốc BVTV. Cụ thể qua bảng 4.10, nhóm hộ nông dân áp dụng IPM đã tiết kiệm được hơn nhóm hộ không áp dụng một khoản 58.660đ/sào/năm chi cho thuốc BVTV, bởi họ đã phun thuốc ít hơn nhóm không áp dụng 1,47 lần. Như vậy, số lần phun thuốc và lượng thuốc dùng ít hơn đã làm giảm chi phí thuốc BVTV của các hộ áp dụng chương trình IPM.
Bảng 4.10. Chi phí về phân bón và thuốc BVTV của các hộ điều tra năm 2010 (tính cho 1 sào Tr.b/năm)
Chỉ tiêu Hộ áp dụng IPM Hộ không áp dụng IPM
Khá TB Nghèo BQ (1) Khá TB Nghèo BQ (2) 1.Phân chuồng -SL (kg) 1.040 1.020 940 1.000 960 900 880 913,33 86,67 -Đơn giá (1000đ) 0,30 0,30 0,30 0,30 0,30 0,30 0,30 0,30 0 -Giá trị (1000đ) 312 306 282 300 288 270 264 274 26 2.Phân đạm -SL (kg) 18,00 17,20 17,20 17,47 21,2 21,2 21 21,133 -3,667 -Đơn giá (1000đ) 7,40 7,40 7,40 7,40 7,40 7,40 7,40 7,40 0 -Giá trị (1000đ) 133,20 127,28 127,28 129,25 156,88 156,88 155,4 156,39 -27,14 3.Phân lân -SL (kg) 38.91 38.40 38.40 38,57 42.00 42.00 41.60 41.87 -3,30 -Đơn giá (1000đ) 3.50 3.50 3.50 3,50 3.50 3.50 3.50 3.50 0,00 -Giá trị (1000đ) 136.18 134.40 134.40 134,99 147.00 147.00 145.60 146.53 -11,54 4.Phân Kali -SL (kg) 12,6 12,4 12,2 12,4 10,6 9,8 8,4 9,6 2,8 -Đơn giá (1000đ) 14,00 14,00 14,00 14,00 14,00 14,00 14,00 14,00 0 -Giá trị (1000đ) 176,4 173,6 170,8 173,6 148,4 137,2 117,6 134,4 39,2 5.Thuốc trừ sâu -Số lần phun (lần) 3,40 3,00 2,80 3,07 4,60 4,60 4,40 4,53 1,48 -Đơn giá (1000đ) 40,00 40,00 40,00 40,00 40,00 40,00 40,00 40,00 0,00 -Giá trị (1000đ) 136,00 120,00 112,00 122,67 184,00 184,00 176,00 181,33 -58,66
Tổng chi phí sản xuất của các nhóm hộ được thể hiện rõ qua bảng 4.11. Vì có sự khác nhau giữa chi phí về giống, về phân bón, về thuốc BVTV nên có sự khác nhau giữa nhóm hộ tham gia và nhóm hộ không tham gia. Như đã phân tích ở trên, chi phí của nhóm hộ áp dụng chương trình thấp hơn nhóm hộ không áp dụng chương trình. Qua điều tra, chúng tôi thấy về chi phí thuê lao động, có hộ tự làm, có hộ phải thuê. Tuy nhiên, nếu phải thuê thì chi phí cũng giao động trong khoảng 100.000 – 200.000đ/sào. Thường ở các hộ khá, chi phí thuê lao động nhiều hơn các hộ nghèo ở cả hai nhóm hộ, bởi chi phí cho một công lao động nằm trong khoảng 80.000đ – 100.000đ. Đây cũng là một khoản tiền khá lớn đối với các hộ nghèo. Và chủ yếu các hộ chỉ thuê lao động lúc gieo cấy, còn các khâu khác thường chỉ do lao động gia đình tự làm. Một số ít các hộ thuê lao động lúc thu hoạch, song không nhiều.
Tổng chi của nhóm hộ áp dụng IPM thấp hơn nhóm hộ không áp dụng là 18.250đ/sào/năm. Con số này thể hiện chi phí giữa hai nhóm hộ không có nhiều chênh lệch. Điều này được giải thích là trong khi chi phí về giống, về phân đạm, về thuốc BVTV có giảm đi, thì các hộ áp dụng IPM lại tăng chi phí về làm đất, về phân chuồng. Tuy con số này không lớn, song đây mới chỉ đề cập đến một diện tích gieo trồng nhỏ (1 sào Tr.b), nếu tính cho 1 ha thì đó là một khoản khá lớn. Tuy nhiên, điều ta quan tâm hơn đó là năng suất, sản lượng và thu nhập từ lúa của các hộ nông dân khi áp dụng chương trình IPM vào sản xuất.
Bảng 4.11. Tổng chi phí sản xuất lúa bình quân của các hộ điều tra năm 2010 phân theo nhóm hộ
Đvt: 1000đ/sào Tr.b/năm
Chỉ tiêu
Nhóm hộ áp dụng chương trình IPM Nhóm hộ không áp dụng chương trình
IPM Chênh lệch (1) - (2) Khá TB Nghèo BQ (1) Khá TB Nghèo BQ (2) -Giống 170,80 168,00 151,20 163,33 189,00 193,20 177,80 186,67 -23,34 -Phân chuồng 312,00 306,00 282,00 300,00 288,00 270,00 264,00 274,00 26,00 -Phân đạm 133,20 127,28 127,28 129,25 156,88 156,88 155,40 156,39 -27,14