IV. Một số chỉ tiêu bình quân
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thực trạng sản xuất lúa trên địa bàn huyện
4.3.2. Nội dung của chương trình
Nội dung của chương trình IPM tại huyện Yên Thành là mở các lớp huấn luyện nông dân về IPM trên cây lúa. Cụ thể là các lớp:
- Lớp huấn luyện giảng viên IPM - Lớp huấn luyện nông dân IPM - Câu lạc bộ IPM
Tại huyện Yên Thành, chương trình IPM được thực hiện với sự tài trợ của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO). Theo đó FAO giúp đỡ về đào tạo cho dự án. Đến nay, Yên Thành đã mở được khoảng 200 lớp huấn luyện nông dân về IPM trên cây lúa, trong đó có một số lớp là do kinh phí của địa phương. Chương trình giúp cho nông dân quản lý đồng ruộng của họ dựa trên những nguyên tắc sinh thái. Họ thực sự trở thành những chuyên gia nông nghiệp có khả năng kiểm soát rủi ro và ra quyết định đúng đắn trong sản xuất nhằm đạt được năng suất, lợi nhuận cao. Vì vậy, chương trình đã khuyến khích sự tham gia tích cực, chủ động của
nông dân vào quá trình nghiên cứu, phân tích, trao đổi thông qua các lớp huấn luyện nông dân (FFS). Ngoài một lớp đào tạo giảng viên thì chương trình tổ chức các lớp huấn luyện nông dân để nông dân thảo luận về các chủ đề: Hệ sinh thái đồng ruộng, sự sinh trưởng phát triển của cây qua các giai đoạn sinh trưởng. Qua phân tích, họ tự đưa ra các kết luận biện pháp về:
- Đặc điểm giống và cách lựa chọn - Kỹ thuật làm đất
- Bón phân cân đối, hợp lý
- Bảo vệ thực vật: Đặc điểm thời tiết, phát hiện sâu bệnh, xác định ngưỡng gây hại của sâu bệnh, nhận dạng thiên địch, phân tích khả năng phục hồi của cây và cuối cùng đưa ra biện pháp quản lý sâu bệnh thích hợp.
Chương trình còn duy trì các hoạt động nghiên cứu, thảo luận và truyền bá thông tin về IPM thông qua việc thành lập các câu lạc bộ IPM.