Thông tin về hộ gia đình

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Tác động của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An (Trang 40 - 43)

IV. Một số chỉ tiêu bình quân

4.1.2.Thông tin về hộ gia đình

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thực trạng sản xuất lúa trên địa bàn huyện

4.1.2.Thông tin về hộ gia đình

4.1.2.1. Số thành viên và lao động của hộ

Qua bảng 4.4 ta thấy bình quân số nhân khẩu trong các hộ được điều tra không cao. Điều này một phần thể hiện công tác kế hoạch hóa gia đình ở địa phương đã được quan tâm đúng mức, một phần thể hiện trình độ về dân trí, về nhận thức của người dân khá cao. Số nhân khẩu trong các hộ đa số là 4 – 5 người, số lao động nông nghiệp bình quân là 2 -3 người. Ngoài ra, qua điều tra, chúng tôi thấy ngoài những lao động nông nghiệp thì một số hộ còn có lao động phi nông nghiệp, hoặc lao động nông nghiệp nhưng còn kiêm thêm công việc khác lúc nông nhàn, thường ở các hộ khá và trung bình. Ở các hộ nghèo và cận nghèo thì tỉ lệ lao động nông nghiệp chiếm cao hơn so với các hộ khá và trung bình, trong khi không chênh lệch nhiều về số nhân khẩu. Điều này được giải thích là ở các hộ nghèo, lao động phi nông nghiệp ít hơn, vì thế nên tổng thu nhập của các hộ này không cao như các hộ có lao động phi nông nghiệp hoặc lao động kiêm, thường có thu nhập cao hơn.

Giữa các nhóm hộ, sự chênh lệch nhau về số nhân khẩu bình quân, số lao động bình quân, tỉ lệ lao động của hộ là không đáng kể. Điều này thể hiện rằng việc tập huấn và áp dụng chương trình IPM không phụ thuộc vào số nhân khẩu và lao động của hộ.

Bảng 4.4. Số thành viên và lao động của hộ

Chỉ tiêu Hộ áp dụng IPM Hộ không áp dụng IPM

Khá TB Nghèo BQ Khá TB Nghèo BQ Số thành viên của hộ(Người) 4,9 4,2 4,4 4,5 4,4 4,5 4,5 4,47 Số lao động NN của hộ (LĐ) 2,4 2,1 2,7 2,4 2 2,4 2,6 2,33 Tỉ lệ lao động NN của hộ (%) 48,98 50,00 61,36 53,33 45,45 53,33 57,78 52,24

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra nông dân,2011) 4.1.2.2. Tài sản chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của hộ

Tình hình trang bị tài sản phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của hộ nông dân được thể hiện qua bảng 4.5.

Qua điều tra, chúng tôi thấy việc trang bị tài sản phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của các hộ chưa thực sự đầy đủ. Nguyên nhân chính là do đời sống của nông dân còn chưa cao, nên thiếu điều kiện để đầu tư vào việc mua máy móc phục vụ sản xuất. Những tài sản thiết yếu phục vụ cho sản xuất như máy nông nghiệp, xe cải tiến, là những loại khá đắt tiền nên có sự chênh lệch nhau giữa các loại hộ trong cùng một nhóm. Ở các hộ khá và trung bình, việc trang bị những phương tiện này đầy đủ hơn hộ nghèo. Và ở các hộ tham gia chương trình IPM thì số lượng các loại máy móc này nhiều hơn các hộ không tham gia. Điều này có thể là do các hộ tham gia có ý thức tự quyết và quyết tâm nâng cao thu nhập hơn, vì thế nên họ quan tâm nhiều hơn đến cơ giới hóa, đến tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất. Máy nông nghiệp ngoài việc sử dụng trong sản xuất ở hộ thì còn được mang đi làm đất cho các hộ khác, tăng thêm thu nhập cho gia đình. Bình phun thuốc giá trị không lớn, và các hộ thường tự phun thuốc BVTV nên bình quân ở mỗi hộ đều có một cái để phun.

Về các phương tiện chính phục vụ cho đời sống của hộ thì các hộ đã trang bị khá đầy đủ. Phương tiện thông tin như tivi để theo dõi thông tin thời tiết, thông tin về khoa học kỹ thuật, thông tin về thị trường giá cả không còn hiếm trong các hộ điều tra. Mỗi hộ thường có một đến hai cái tivi, xe máy, thường ở các hộ khá, còn các hộ trung bình và hộ nghèo, cận nghèo thì bình quân mỗi hộ đều đã có một cái. Máy vi tính ở các hộ nông dân còn rất ít. Chủ yếu là mua phục vụ cho con cái học hành, tuy nhiên, cũng chỉ ở một số hộ khá, hộ trung bình.

Về vật nuôi, chủ yếu các hộ đều coi nuôi lợn là nghề quan trong thứ hai, sau trồng trọt. Vì thế nên số lượng lợn được các hộ nuôi là khá lớn. Bên cạnh đó, chăn nuôi cũng mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với trồng trọt, nên những năm gần đây, các hộ nông dân đã quan tâm nhiều hơn đến việc chăn nuôi. Ở các hộ tham gia chương trình IPM thì số lượng lợn được nuôi nhiều hơn so với các hộ không tham gia. Bởi vì các hộ này thường sử dụng nhiều phân chuồng hơn, họ ý thức được đầy đủ vai trò của phân chuồng hơn các hộ không tham gia. Do các hộ nông dân vẫn sử dụng nhiều đến trâu bò trong sản xuất nên bình quân mỗi hộ đều có một con trâu hoặc một con bò.

Chỉ tiêu ĐVT Hộ áp dụng IPM Hộ không áp dụng IPM

Khá TB Nghèo BQ Khá TB Nghèo BQ

-Máy NN Cái/hộ 0,70 0,40 0,10 0,40 0,60 0,40 0 0,33

-Xe cải tiến Cái/hộ 0,50 0,40 0,10 0,33 0,50 0,30 0,10 0,30 -Bình phun

thuốc Cái/hộ 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00

-Tivi Cái/hộ 1,30 1,00 1,00 1,10 1,10 1,00 1,00 1,03

-Xe máy Cái/hộ 1,10 1,00 0,90 1,00 1,10 1,00 0,80 0,97

-Máy vi tính Cái/hộ 0,20 0,10 0 0,10 0,20 0,10 0 0,10

-Trâu, bò Con/hộ 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00

-Lợn Con/hộ 8,30 6,50 3,90 6,23 7,90 5,70 3,30 5,63

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra nông dân,2011) 4.1.2.3. Diện tích đất canh tác của các hộ

Qua bảng 4.6 ta thấy diện tích trồng lúa của các hộ điều tra thuộc loại trung bình. Diện tích canh tác của mỗi hộ được tính theo số khẩu nông nghiệp trong gia đình. Ngoài ra, một số hộ còn thuê thêm diện tích để trồng lúa. Mỗi hộ bình quân có gần 5 sào lúa mỗi vụ. (Trong bài này, để tiện trong việc điều tra cũng như tính toán các chỉ tiêu, chúng tôi xin giữ nguyên đơn vị tính là sào Trung bộ (1 sào = 500m2)). Không có sự chênh lệch lớn về diện tích trồng lúa của hai nhóm hộ cũng như của các loại hộ trong mỗi nhóm. Nhận thấy bình quân số thửa của mỗi hộ là 4,1 ở cả hai nhóm hộ. Bởi trên địa bàn huyện chưa làm công tác dồn điền đổi thửa, nên mặc dù diện tích trồng lúa bình quân chỉ là 5 sào, nhưng bình quân mỗi hộ lại có đến 4 thửa ruộng canh tác, không thuận lợi cho các hộ nông dân trong quá trình gieo cấy, chăm sóc cũng như thu hoạch.

Bảng 4.6. Diện tích đất trồng lúa của các hộ điều tra năm 2010

Chỉ tiêu Hộ áp dụng IPM Hộ không áp dụng IPM

Khá TB Nghèo BQ Khá TB Nghèo BQ

-DT đất trồng lúa

(sào Tr.b) 5,2 4,1 5,6 4,97 4,1 4,9 4,9 4,63

-Số thửa (thửa) 4,4 3,3 4,6 4,1 4,0 4,0 4,3 4,1

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra nông dân,2011)

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Tác động của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An (Trang 40 - 43)