7. Bố cục của luận văn:
2.3. Khảo sát những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý điểm đến du lịch
đến du lịch Vịnh Hạ Long
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý điêm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, trong những nhân tố đó, có những nhân tố có thể kiểm soát và tác động được nhưng có những nhân tố rất khó để làm được điều đó như sự tác động của thời tiết. Yếu tố thời tiết làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động du lịch ở Vịnh Hạ Long, mang lại tính thời vụ cho điểm du lịch này và chính tính thời vụ đã tác động tới công tác quản lý điểm đến cả chính vụ lẫn ngoài vụ. Ví dụ như khi khách du lịch đến quá đông hay vào thời điểm vắng khách sẽ làm mất
83
ổn định trong công tác quản lý, hoạt động quản lý sẽ phải thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế.
Bên cạnh yếu tố khí hậu, một loạt các nhân tố khác cũng làm ảnh hưởng tới công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Có thể kể đến như: khả năng quản lý; chiến lược và chính sách; phương pháp, mô hình quản lý,...
* Khả năng quản lý: Khả năng quản lý tốt, phương thức quản lý hiệu quả
là điều kiện thuận lợi để tạo ra một Ban quản lý điểm đến du lịch mạnh. Tuy chưa thật sự toàn diện trong cơ cấu tổ chức, bộ máy nhân sự, và cũng chưa hoàn toàn hiệu quả trong các hoạt động nhưng khả năng quản lý của BQLVHL, Sở VHTT&DL Quảng Ninh đã có những tác động không nhỏ trong công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Để quản lý, giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực Di sản, BQLVHL thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng, địa phương liên quan kiểm tra, giám sát và kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm hại đến Di sản và công tác hướng dẫn thực hiện pháp luật đến các doanh nghiêp kinh doanh du lịch ở địa phương. Dựa trên kết quả điều tra, 90% doanh nghiệp du lịch trên địa bàn cho rằng công tác hướng dẫn thực hiện pháp luật đến các doanh nghiệp du lịch là rất thường xuyên, 10% đánh giá hoạt động này là không thường xuyên, liên tục. Như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn điểm đến đã thấy được tầm quan trọng của các văn bản pháp luật và công tác thực hiện những quy định đó trong quá trình hoạt động kinh doanh. Sự ý thức này của các doanh nghiệp đã góp phần tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý Nhà nước triển khai công tác tuyên truyền, phố biến và hướng dẫn thực hiện pháp luật đến từng đơn vị ở điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Cũng dựa vào kết quả khảo sát, điều tra cho thấy mức độ nhanh chóng, kịp thời của công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND thành phố Hạ Long và Sở VHTT&DL Quảng Ninh đối với các doanh nghiệp du lịch ở điểm đến là 28 phiếu, chiếm 56% tổng số phiếu thu về. Chỉ có 18 phiếu cho rằng hoạt động này còn chậm trễ và 4 phiếu không có ý kiến gì. Có
84
được kết quả này một phần quan trọng là nhờ vào sự phối hợp giữa BQL với chính quyền các khu dân cư, với các doanh nghiệp du lịch, các tổ cộng tác viên dân chài, tình nguyện viên trong việc bảo vệ Di sản. Trên cơ sở đó, kết quả điều tra cho thấy 45 phiếu trả lời rất tốt (chiếm 90%) về sự phối hợp của các cơ quan Nhà nước trong việc quản lý Nhà nước về du lịch tại điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Mạng lưới cộng tác viên tại các làng chài trên Vịnh được duy trì hoạt động đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác giám sát các hoạt động kinh tế xã hội cũng như phát hiện các vi phạm trên Vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, do bộ máy tổ chức của ban còn khá cồng kềnh, hoạt động chồng chéo nên đã ảnh hưởng ít nhiều tới công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long.
* Chiến lược và chính sách: Vịnh Hạ Long là khu vực biển đảo rộng lớn,
thường xuyên diễn ra nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, do vậy cần phải có những cơ chế, chính sách quản lý phù hợp. Những chính sách này sẽ tác động không nhỏ tới công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Giống như kim chỉ nam, chiến lược và chính sách sẽ giúp cho BQL Vịnh, các sở ban, ngành liên quan có một định hướng rõ ràng trong quá trình hoạt động khai thác, phát triển, gìn giữ và bảo vệ điểm đến du lịch. Kết quả khảo sát cho thấy công tác thực hiện chiến lược quy hoạch phát triển du lịch ở điểm đến du lịch vịnh Hạ Long được đánh giá là rất phù hợp với thực tế phát triển du lịch của thành phố. Trong tổng số phiếu phát ra là 50 phiếu, số phiếu trả lời là rất phù hợp có 40 phiếu (chiếm 80%), không phù hợp là 10 phiếu (chiếm 20%). Cụ thể, từ khi thành lập đến nay, BQLVHL đã tích cực, chủ động tham mưu cho Trung ương và tỉnh Quảng Ninh ban hành những cơ chế, chính sách quan trọng nhằm quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản. Với những cơ chế chính sách quản lý được ban hành, hiệu quả của công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long đã từng bước được nâng cao, trong đó các giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản được bảo tồn nguyên vẹn, các hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực Di sản được quản lý, giám sát chặt chẽ và giảm thiểu tác động tiêu cực tới Di sản.
85
* Phương pháp và mô hình quản lý
Cho đến nay, Vịnh Hạ Long vẫn còn đang xoay quanh vấn đề phương pháp và mô hình quản lý. Vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý điểm đến du lịch và hiệu quả của công tác này. Gần đây, trong nhiều cuộc họp bàn về cách thức quản lý Vịnh Hạ Long đã có những ý kiến cho rằng: cứ mô hình nào tốt thì làm.
Hiện nay, tỉnh đang có xu hướng tách toàn bộ mảng quản lý Nhà nước và phát huy bảo tồn Di sản, nâng cao chất lượng Vịnh Hạ Long. Mảng dịch vụ và khai thác sẽ có một đơn vị chuyên nghiệp để nâng cao việc khai thác
Vấn đề thời gian, theo nguyên tắc đầu thầu và chủ trương của tỉnh Quảng Ninh cũng chỉ cho phép doanh nghiệp được “nhượng” quyền quản trị hoạt động dịch vụ du lịch ở Vịnh Hạ Long không quá 10 năm. Tập đoàn Bitexco có đưa ra tên gọi là: Đề xuất phương án đầu tư, quản lý du lịch Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long và đưa ra thời gian “nhượng” quyền 50 năm chưa hợp lý tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu Bitexco sửa hoàn chỉnh để tỉnh sẽ xem xét lại.[1]
Việc doanh nghiệp được nhượng quyền khai thác Di sản đã không còn xa lạ trên thế giới và ngay tại Việt Nam vấn đề này cũng được áp dụng ở nhiều điểm đến du lịch. Di sản Angkor Wat của nước láng giềng Campuchia từng là nơi xảy ra nạn cướp cổ vật, cả thập kỉ không được ngành Du lịch kiểm soát đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng thế giới sau khi một doanh nghiệp đứng ra “thuê” lại Di sản. Ở nước ta, doanh nghiệp Xuân Trường cũng đang khai thác khu danh thắng Tràng An. Đương nhiên, không phải mô hình nào cũng có thể áp dụng nguyên mẫu cho mô hình khác. Rất cần một cuộc khảo sát, nghiên cứu nghiêm túc và hội thảo để tìm ra hướng khai thác hiệu quả Di sản Vịnh Hạ Long.