7. Bố cục của luận văn:
2.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long
2.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long Hạ Long
2.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long Hạ Long Quảng Ninh, có tọa độ từ 1060 56’ đến 1070 37’ kinh độ Đông và 200 43’ đến 210 09’ vĩ độ Bắc. Phía Tây và Tây Bắc Vịnh Hạ Long kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả đến hết phần huyện đảo Vân Đồn; phía Đông Nam và phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ; phía Tây Nam và Tây giáp đảo Cát Bà (TP. Hải Phòng). Trên bản đồ thế giới, phía Bắc Vịnh Hạ Long tiếp giáp với Trung Quốc, phía Đông Vịnh Hạ Long tiếp giáp với biển Đông.
Năm 1962, Vịnh Hạ Long được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia với diện tích 1553 km2 với 1969 hòn đảo lớn nhỏ. Các đảo ở Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai khu vực chính phía Đông Nam (thuộc Vịnh Bái Tử Long ) và phía Tây Nam (thuộc Vịnh Hạ Long). Khu trung tâm Vịnh có diện tích 434 km2 và 775 hòn đảo có giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất địa mạo được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) hai lần cộng nhận là Di sản thiên nhiên thế giới (năm 1994 và 2000).
Khu Di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận (Khu vực bảo vệ I – vùng lõi) được giới hạn bởi 3 điểm: Đảo Đầu Gỗ phía Tây; hồ Ba Hầm phía Nam và đảo Cống Tây phía Đông. Khu vực bảo vệ II – vùng đệm được xác định bởi Vịnh dọc theo quốc lộ 18A, từ kho xăng dầu B12 (Cái Dăm) đến cây số 11 (Phường Quang Hanh, thị xã Cẩm Phả). Khu vực bảo vệ III – vùng phụ cận là vùng biển và đất liền bao quanh khu đệm, kể cả vùng biên tiếp giáp với Vườn Quốc gia Cát Bà (Hải Phòng).