7. Bố cục của luận văn:
1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý điểm đến du lịch
1.2.4.1. Khả năng quản lý
Quản lý điểm đến hiệu quả cho phép điểm đến du lịch tối đa hóa giá trị du lịch cho du khách đồng thời đảm bảo lợi ích của cộng đồng địa phương và phát triển du lịch bền vững. Chính vì vậy, khả năng quản lý là yếu tố đầu tiên, liên quan đến sự chỉ đạo và hành vi của BQL du lịch trong việc thực hiện các chương trình nhằm đạt được mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài.
Công việc quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo hay khích lệ nhân viên, kiểm soát hệ thống tiêu chuẩn và thông tin. Nhiệm vụ của công việc này bao gồm: tạo tầm nhìn cho điểm đến, đào tạo nhân viên, hướng dẫn cho cư dân địa phương, lên kế hoạch quảng bá và quản lý vấn đề nghiên cứu thị trường nhằm đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng.
1.2.4.2. Chiến lược và chính sách
Về mặt lý thuyết, chiến lược được hiểu là những cách thức mà nhờ đó, những mục tiêu dài hạn có thể đạt được; chính sách là chỉ ra những phương cách được vận dụng để đạt tới nhưng mục tiêu thường niên của doanh nghiệp. Chính sách bao gồm những hướng dẫn, quy định, những phương thức được lập ra để phụ giúp cho những nỗ lực nhằm đạt tới những mục tiêu đề ra.
32
Những chiến lược và chính sách liên quan đến điểm đến du lịch đều tuân theo cả tiêu chuẩn trong nước và quốc tế nhằm mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Phần lớn các tiêu chuẩn và chính sách đều tập trung đến hệ thống chất lượng dịch vụ phải đảm bảo sự phát triển ngành du lịch không mang lại nguy hại cho các bên liên quan như khách du lịch, nhà cung ứng du lịch, chính quyền địa phương, cư dân địa phương... thậm chí là cả các ngành nghề khác ở địa phương đó (ví dụ: nông nghiệp, thủ công nghiệp...). Các chiến lược và chính sách sẽ được BQL đưa ra nhằm tập trung khai thác, giữ gìn, bảo tồn những điểm đến du lịch một cách khoa học và hiệu quả.
1.2.4.3. Phương pháp, mô hình quản lý
Một trong những yếu tố tác động tới công tác quản lý điểm đến du lịch chính là phương pháp và mô hình quản lý. Có nhiều phương pháp và nhiều mô hình quản lý khác nhau tùy vào lĩnh vực hoạt động. Trong cơ sở lý luận của đề tài, tác giả đưa ra hai mô hình quản lý đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là quản lý điểm đến du lịch: Mô hình phổ biến được áp dụng trong quản lý điểm đến là Quản lý theo tiêu chuẩn Châu Âu (EFQM) và mô hình đầu tư công – quản lý tư.
- Về mô hình quản lý theo tiêu chuẩn Châu Âu (EFQM)
Đầu năm 1992, mô hình này được giới thiệu và nhanh chóng áp dụng rộng rãi tại châu Âu. Đây chính là cơ sở đánh giá các doanh nghiệp của giải thưởng chất lượng châu Âu và trở thành nền tảng vững chắc đối với phần lớn các giải thưởng chất lượng trong khu vực. Về cơ bản, mô hình này dựa trên nguyên lý quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management – Quản trị chất lượng toàn diện) để định ra các tiêu chí và các mức độ của từng tiêu chi nhằm đánh giá trình độ quản lý của từng đơn vị. Nhờ mô hình này, các nhà quản lý sẽ biết được trình độ quản lý của mình đang ở mức độ này và xác định được các điểm hạn chế để từ đó tìm ra phương hướng phát triển tốt hơn. Mô hình này sẽ là một công cụ hiệu quả để tìm ra quyết sách ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn phù hợp để phát
33
huy được điểm mạnh, tận dụng được những cơ hội, đương đầu với thách thức để đạt được hiệu quả quản lý.[18]
- Mô hình đầu tư công – quản lý tư:
Mô hình này giúp thực hiện các dự án hiệu quả nhằm thu hút, khuyến khích cạnh tranh, sáng tạo, kinh nghiệm và nguồn lực của khu vực tư nhân, qua đó nâng cấp theo tiêu chuẩn quy định, đáp ứng yêu cầu và lợi ích của người sử dụng.
Quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của nhà đầu tư và cơ quan nhà nước được thảo luận bình đẳng, công bằng trên cơ sở hợp đồng, dự án, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư, nhà nước và người sử dụng, tạo điều kiện để nhà đầu tư thực hiện dự án, thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý
Nhà đầu tư chịu trách nhiệm thực hiện dự án theo tiến độ, chất lượng, yêu cầu và điều kiện thỏa thuận tại hợp đồng dự án; cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án theo điều kiện thỏa thuận.