Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch tại điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch vịnh hạ long, quảng ninh (Trang 81 - 84)

7. Bố cục của luận văn:

2.2.5. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch tại điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long

trí công việc cho một số đối tượng để có thu nhập. Nhưng được một thời gian, các đối tượng lại “ngựa quen đường cũ” với lý do “không kiếm được nhiều tiền bằng nghề ăn xin, bán hàng rong…”

Do các vi phạm không được giải quyết một cách triệt để nên tệ nạn ăn xin, bán hàng rong trên một số tuyến như: Thiên Cung - Đầu Gỗ - Ba Hang - Gà Chọi - Hoa Cương vẫn tồn tại, có xu hướng phức tạp trên địa bàn rộng. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch và lưu trú vẫn chưa thực sự nề nếp, hơn nữa còn có những vi phạm mang tính chất nghiêm trọng: không có giấy phép rời cảng, bến, hành trình sai tuyến, tàu lưu trú neo đậu không đúng khu vực được cấp phép, hoạt động chuyển tải khách trái phép trên Vịnh, trốn lậu vé tham quan trên Vịnh, nhà bè neo đậu trái phép… vẫn còn tồn tại nên môi trường hoạt động kinh doanh du lịch trên Vịnh Hạ Long vẫn chưa thực sự lành mạnh.

Nhìn nhận về môi trường xã hội ở Vịnh Hạ Long, ngoài những vấn đề trên cũng phải thấy rằng, các hoạt động du lịch cộng đồng đã phần nào tạo ra lợi ích cho người dân địa phương, giúp người dân có công ăn việc làm nhằm đảm bảo đời sống kinh tế. Các hoạt động du lịch cộng đồng góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống. Nhờ đó, lối sống của cộng đồng cư dân địa phương vẫn được giữ gìn, các sinh hoạt văn hóa truyền thống như lễ hội, phong tục, tập quán vẫn được bảo tồn không bị thương mại hóa.

2.2.5. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch tại điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long Vịnh Hạ Long

Thời gian qua, hoạt động du lịch của Quảng Ninh nói chung và Vịnh Hạ Long nói riêng đã có những bước tiến quan trọng. Tuy nhiên, hiện Quảng Ninh còn nhiều thách thức cần giải quyết trong bài toán phát triển du lịch. Đó là công tác huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch còn nhiều bất cập, hoạt

78

động xúc tiến và quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương ra thị trường thế giới chưa đáp ứng được yêu cầu. Sản phẩm, dịch vụ du lịch tại Di sản Hạ Long chủ yếu dựa trên các giá trị tài nguyên sẵn có và tập trung tại khu vực trung tâm...

Không chỉ thế, hiện Vịnh Hạ Long đứng trước thách thức rất lớn về gia tăng số lượng trong khi chất lượng còn nhiều vấn đề. Giá khách sạn của Hạ Long có mức thấp nhất ở Việt Nam, với cách kinh doanh như thế thì không bao giờ có được chất lượng dịch vụ cao.

Để giải quyết những thách thức lớn đặt ra với Vịnh Hạ Long, các chuyên gia cho rằng, không ai khác ngoài doanh nghiệp phải giải quyết những vấn đề này. Bởi hiện nay, sự yếu kém của hoạt động du lịch một phần là do môi trường hoạt động của các doanh nghiệp còn thiếu chuyên nghiệp; chưa có tính cạnh tranh trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế; chất lượng dịch vụ, sản phẩm, nguồn nhân lực, giá cả... Chính vì vậy, để đảm bảo quyền, lợi ích của các cơ sở kinh doanh cũng như khách du lịch và cả cộng đồng địa phương các câu lạc bộ như câu lạc bộ 849, chi hội tàu du lịch, chi hội lữ hành, chi hội khách sạn 3 – 5 sao đã họp bàn và thành lập Hiệp hội du lịch Quảng Ninh.

Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh là một tổ chức tự nguyện phi chính phủ của các doanh nghiệp hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực du lịch. Hiệp hội hoạt động theo điều lệ đã được UBND tỉnh Quảng Ninh thông qua và chịu sự quản lý Nhà nước của Sở VHTT&DL Quảng Ninh.

Mục đích của hiệp hội là hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, góp phần nâng cao trình độ quản lý, năng lực quảng bá sản phẩm dịch vụ du lịch cho các thành viên; đảm bảo quyền lợi cho du khách, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên. Ngoài ra, hiệp hội còn là diễn đàn trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức hiệp hội khác theo đúng pháp luật, góp phần quan trọng thực hiện chiến lược phát triển du lịch. Hiệp hội sẽ mang lại lợi ích to lớn, là đầu mối giữa các doanh

79

nghiệp thành viên, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi nếu phát huy tốt các chức năng, nhiệm vụ sau:

- Tham gia tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh điểm đến, danh lam thắng cảnh, con người, truyền thống văn hóa... tới bạn bè quốc tế, xúc tiến du lịch.

- Động viên sự nhiệt tình và khả năng sáng tạo của hội viên; hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động, kinh doanh du lịch trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm, phổ biến và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến; đoàn kết giúp đỡ nhau trong khó khăn.

- Hỗ trợ tư vấn cho các tổ chức và hội viên của Hiệp hội trong quá trình sắp xếp lại tổ chức; cung cấp thông tin về kinh tế, thị trường liên quan đến du lịch để hội viên tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả và phát triển bền vững.

- Hướng dẫn nghiệp vụ, công tác quản lý điều hành doanh nghiệp theo định hướng phát triển du lịch bền vững, tư vấn, cung cấp thông tin du lịch cho các thành viên.

- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, thiết lập, phát triển các mối quan hệ giữa câu lạc bộ với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh, thành phố.

- Tổ chức các hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm quản lý, tìm kiếm các đối tác kinh doanh trong và ngoài tỉnh.

Tuy nhiên, trên thực tế phải nhìn nhận rằng, hiệp hội du lịch Quảng Ninh được thành lập cách đây 10 năm (từ năm 2005) nhưng chưa thể hiện rõ vai trò của mình đối với hoạt động du lịch tại điểm đến. Phần lớn các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân liên quan đến hoạt động du lịch trong địa bàn tỉnh khi được hỏi đều không nắm được thông tin một cách rõ ràng về sự ra đời, tồn tại, hoạt động và phát triển của tổ chức này. Đặc biệt, cho tới nay, hiệp hội du lịch Quảng Ninh vẫn chưa xây dựng được trang web riêng của mình và những thông tin về hiệp hội còn rất tản mát, khiêm tốn trên các phương tiện thông tin đại chúng.

80

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch vịnh hạ long, quảng ninh (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)