Thực trạng bộ máy quản lý hoạt động du lịch tại Vịnh Hạ Long

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch vịnh hạ long, quảng ninh (Trang 65 - 69)

7. Bố cục của luận văn:

2.2.1. Thực trạng bộ máy quản lý hoạt động du lịch tại Vịnh Hạ Long

Với sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ, sự giúp đỡ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ban, ngành của Trung ương, sự phối hợp, hỗ trợ của UNESCO và các tổ chức quốc tế khác, tỉnh Quảng Ninh đã có những nỗ lực với nhiều giải pháp tích cực để quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản Vịnh Hạ Long, trong đó quyết định thành lập BQLVHL với chức năng là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long của tỉnh Quảng Ninh được xem là chiến lược hiệu quả đưa công tác quản lý Di sản đi vào nề nếp, ổn định.

62 Hình 2.3. Sơ đồ BQLVHL Nguồn: BQLVHL BQL Vịnh Hạ Long Văn phòng TTBT Cửa Vạn TTBT Vịnh Bái Tử Long P. Nghiệp vụ - Nghiên cứu Phó trưởng ban Phó trưởng ban Trưởng ban P. Quản lý dự án P. Tài chính Kế hoạch P. Quản lý môi trường Đội KT – XLVP trên VHL TTBTVH biển Đội quản lý chiếu sàng NT

Bộ VHTT & DL UBND TỈNH QN UB UNESCO VN

TTBTCV Hang động TT cứu hộ, cứu nạn VHL TTBTPT Giải trí biển Đội QL Kỹ thuật phương tiện

63

Sau khi Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới (ngày 17/12/1994), Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh ra Quyết định số 2796/QĐ - UB ngày 09/12/1995 thành lập BQLVHL và Quyết định số 419/QĐ- UB ngày 02/03/1999 quy định chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của BQL Vịnh Hạ Long.

Chức năng:

BQLVHL là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh, có chức năng giúp UBND tỉnh Quảng Ninh quản lý Nhà nước đối với Vịnh Hạ Long nhằm giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long, mà trọng tâm là khu vực Di sản thiên nhiên thế giới đã được UNESCO công nhận, đồng thời, chịu sự quản lý, chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan.

Nhiệm vụ:

- Tham mưu, đề xuất, giúp UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành qui chế, qui định quản lý Vịnh Hạ Long.

- Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành Qui chế Quản lý Vịnh Hạ Long của UBND tỉnh.

- Thẩm định các dự án kinh tế - xã hội liên quan đến Vịnh Hạ Long và giám sát các hoạt động kinh tế - xã hội trong phạm vi Vịnh Hạ Long.

- Chủ trì và phối hợp với các ngành, địa phương liên quan kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với Vịnh Hạ Long.

- Tổ chức nghiên cứu khoa học về Vịnh Hạ Long.

- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tu bổ, tôn tạo, đầu tư, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long.

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, quảng bá, giáo dục cộng đồng về giá trị Vịnh Hạ Long.

- Tổ chức quản lý, giữ gìn bãi đảo, hang động, vệ sinh môi trường Vịnh Hạ Long.

64

- Tổ chức bán vé, thu phí tham quan Vịnh Hạ Long, đón tiếp, hướng dẫn và giới thiệu khách tham quan Vịnh Hạ Long.

- Tổ chức phòng chống giảm thiểu hậu quả thiên tai, tai nạn và tìm kiếm, cứu nạn trong phạm vi Vịnh Hạ Long.

- Tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ khách tham quan Vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, thực tế bộ máy của BQL Vịnh còn khá cồng kềnh, chồng chéo. Hiện BQLVHL có 14 đơn vị trực thuộc với 378 cán bộ, viên chức, lao động/tổng số 392 biên chế được giao. Nói về thực trạng đơn vị, trưởng BQLVHL (bà Phạm Thùy Dương) đã thẳng thắn nhận định: “Bộ máy tổ chức còn cồng kềnh, chưa thực sự tập trung, tinh gọn, hiệu quả…”. Ban có tới 4 trung tâm bảo tồn Di sản có chức năng, nhiệm vụ như nhau và quản lý theo địa giới hành chính. Một số chức năng, nhiệm vụ do nhiều đơn vị cùng thực hiện, một số đơn vị còn có số lượng cán bộ làm công việc gián tiếp nhiều. Như ở các trung tâm bảo tồn Di sản đều có bộ phận văn phòng, từ 5-6 cán bộ. Trong khi đó, tại các vị trí khác lại thiếu người, như quản lý điểm lưu trú nghỉ đêm, cứu hộ, cứu nạn. Một số đơn vị cũng chưa thể hiện được tính chuyên môn sâu và chưa nâng cao được chất lượng, hiệu quả tại các lĩnh vực công tác, như hướng dẫn viên, quản lý dự án, bảo vệ Di sản...

Bên cạnh đó, nhiều đơn vị có chức năng, nhiệm vụ chồng chéo, trùng lặp, dẫn đến giảm hiệu quả công việc. Cụ thể: việc xây dựng chương trình, kế hoạch, giải pháp để quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản đang giao cho 6 đơn vị; việc tuyên truyền cộng đồng bảo vệ Di sản hiện đang giao cho 10 đơn vị; khâu hướng dẫn, thuyết minh cũng giao cho 4 đơn vị; khâu xây dựng chương trình, kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường giao cho 6 đơn vị cùng thực hiện, v.v.. Hoạt động của một số đơn vị cũng chưa thực sự hiệu quả: như đội quản lý kỹ thuật – phương tiện, hiện mới chủ yếu thực hiện việc quản lý phương tiện, chưa phát huy được vai trò tham mưu các vấn đề về kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả quản lý, sử dụng phương tiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị của Ban. Hay như đội quản lý

65

chiếu sáng nghệ thuật thực chất không phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý, bảo tồn giá trị Di sản. Công trình chiếu sáng nghệ thuật (tại khu quảng trường 30 – 10) nằm ở ngoài trời, thường xuyên phải bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa, việc vận hành cũng đòi hỏi nhân lực có trình độ. Với thực trạng nhân viên của đội hiện nay là không thể đáp ứng đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo hiệu quả công việc này, từ vận hành, bảo dưỡng đến khai thác hệ thống chiếu sáng...

Một vấn đề nữa cần bàn tới đó là số lượng cán bộ được đào tạo chuyên ngành về bảo tồn Di sản thiên nhiên của Ban còn ít, kinh nghiệm trong quản lý một Di sản đặc thù như Vịnh Hạ Long còn hạn chế. Số lượng cán bộ có chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm ở một số lĩnh vực còn chưa nhiều như cán bộ nghiên cứu môi trường, kiểm tra xử lý vi phạm, đối ngoại, đầu tư triển khai dự án. Cũng do đặc thù công việc của Ban nên chất lượng nguồn nhân lực chưa đồng đều, việc bố trí lao động có chỗ chưa hợp lý, hiệu quả công việc ở một số đơn vị còn thấp....

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch vịnh hạ long, quảng ninh (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)