Sự cam kết giữa lĩnh vực công và lĩnh vực tư nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch vịnh hạ long, quảng ninh (Trang 69 - 71)

7. Bố cục của luận văn:

2.2.2. Sự cam kết giữa lĩnh vực công và lĩnh vực tư nhân

Các cơ quan quản lý về du lịch đã có sự hợp tác, liên kết với các cơ quan công quyền, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn và cả cộng đồng dân cư địa phương giúp cho hoạt động du lịch phát triển theo định hướng mà quy hoạch du lịch đã vạch ra cũng như tuân thủ đúng pháp luật nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Có thể thấy rõ sự cam kết này qua một số hoạt động cụ thể sau:

- BQLVHL đã kết hợp với Sở VHTT&DL Quảng Ninh tổ chức hướng dẫn thực hiện luật du lịch do Nhà nước ban hành cho các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn cũng như cư dân địa phương và khách du lịch khi đến Vịnh Hạ Long. Đồng thời để quản lý, giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực Di sản,định hướng cho doanh nghiệp trong việc khai thác giá trị của Di sảnVịnh Hạ Long. BQLVHL thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng, địa phương liên quan kiểm tra, giám sát và kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm hại đến Di sản. Việc phối hợp giữa Ban với chính quyền

66

các khu dân cư, các tổ cộng tác viên dân chài, tình nguyện viên trong việc bảo vệ Di sản luôn được quan tâm. Mạng lưới cộng tác viên tại các làng chài trên Vịnh được duy trì hoạt động đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác giám sát các hoạt động kinh tế xã hội cũng như phát hiện các vi phạm trên Vịnh Hạ Long.

- Tỉnh Quảng Ninh cũng nhìn nhận những hoạt động dịch vụ du lịch trên Vịnh Hạ Long nếu như không được tổ chức tốt hơn thì sẽ có những tác động tiêu cực đến môi trường và giá trị Di sản, Kỳ quan thiên nhiên thế giới của Vịnh Hạ Long. Vì vậy tỉnh có chủ trương tách chức năng, nhiệm vụ dịch vụ, khai thác, thu phí Vịnh Hạ Long ra khỏi BQLVHL để BQLVHL chuyên sâu, tập trung nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với Di sản để bảo tồn, phát huy giá trị Di sảnVịnh Hạ Long - tài sản thiên nhiên vô giá của nhân loại một cách hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn.[17]

Đối với chức năng quản trị dịch vụ trên Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh mời các tổ chức, doanh nghiệp có năng lực để quản trị các hoạt động dịch vụ này. Đơn vị quản trị phải có phương án quản trị đáp ứng được yêu cầu đổi mới, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch có giá trị, nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ trên Vịnh Hạ Long đảm bảo tính chuyên nghiệp, đồng bộ, bền vững, hiệu quả và tôn vinh giá trị Di sản.Tuy nhiên, tỉnh Quảng Ninh nhất quán quan điểm, đây

không phải là dự án, do vậy không có giao quản lý đất, mặt nước. Đề án Nâng

cao chất lượng khai thác dịch vụ Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long với nhượng quyền thu phí trong vòng 50 năm mà Tập đoàn Bitexco (Cty TNHH và Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Minh) vừa đề xuất với UBND tỉnh Quảng Ninh chưa biết sẽ đi đến kết quả ra sao nhưng ít nhất Tập đoàn này đã khởi động cho một xu hướng cả về hợp tác công tư lẫn nhượng quyền thương hiệu… Ngay sau Bitexco, một doanh nghiệp đang kinh doanh hiệu quả trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Tập đoàn Tuần Châu, cũng có công văn đề nghị muốn tham gia đấu thầu quyền quản lý khai thác Vịnh Hạ Long.[1]

67

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch vịnh hạ long, quảng ninh (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)