Lợi ích của việc quản lý điểm đến du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch vịnh hạ long, quảng ninh (Trang 37 - 41)

7. Bố cục của luận văn:

1.2.5. Lợi ích của việc quản lý điểm đến du lịch

1.2.5.1. Tạo lợi thế cạnh tranh.

Hai yêu cầu rất quan trọng cho các điểm đến để đạt được một lợi thế cạnh tranh hơn các đối thủ của họ, cụ thể là:

- Thiết lập một vị trí mạnh mẽ và độc đáo, tức là cung cấp các trải nghiệm khác biệt so với các điểm đến khác, bằng cách phát huy tính hấp dẫn của điểm đến và nguồn lực nhằm làm nổi bật đặc điểm độc đáo của nó .

- Cung cấp chất lượng tốt và giá trị vượt trội cho điểm đến, bằng cách đảm bảo rằng tất cả các dịch vụ, sản phẩm mà khách tiếp cận, tiêu dùng đều đạt tiêu chuẩn cao nhất.

1.2.5.2. Đảm bảo phát triển bền vững du lịch

Phát triển du lịch bền vững với sự quản lý thích hợp và lập kế hoạch đảm bảo rằng các điểm đến được duy trì tính toàn vẹn môi trường và các nguồn tài nguyên du lịch. Những điều này đã làm cho điểm đến trở nên hấp dẫn hoặc cũng

34

có thể giúp tránh được những xung đột xã hội và văn hóa cũng như ngăn chặn những ảnh hưởng của du lịch đến lối sống, truyền thống và các giá trị địa phương.

1.2.5.3. Phát triển các lợi ích của du lịch

Việc chi tiêu cho du lịch và lợi ích kèm theo có thể được phát triển hơn nữa bằng cách hỗ trợ phát triển cộng đồng dựa vào sản phẩm và trải nghiệm của du khách, thúc đẩy du lịch nông thôn, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ, khám phá tiềm năng của ngành công nghiệp thủ công mỹ nghệ,...

1.2.5.4. Nâng cao hiệu suất/lợi nhuận du lịch

Thông qua tập trung phát triển không gian và đặt mục tiêu quảng bá, các điểm đến có thể kéo dài thời gian lưu trú trung bình của du khách, tăng chi tiêu bình quân của du khách và giảm tính thời vụ không mong muốn trong chuyến thăm của họ; tất cả điều đó góp phần vào việc khắc phục, bù đắp được chi phí đầu tư, đem lại lợi nhuận theo đầu người từ mỗi du khách.

1.2.5.5. Xây dựng một bản sắc thương hiệu mạnh và gây ấn tượng sâu sắc Việt Nam đã trải qua giai đoạn nhận thức về thương hiệu (2000-2006) đó là giai đoạn chúng ta nhận thức về vai trò thương hiệu đối với doanh nghiệp, sản phẩm, địa phương và quốc gia trong chiến lược phát triển kinh tế và toàn cầu hoá. Thương hiệu và Sở hữu trí tuệ cũng là những chuẩn mực của sân chơi quốc tế, vốn từng là rào cản của tiến trình gia nhập WTO.

Vì vậy hiện nay là giai đoạn ứng dụng thương hiệu một cách chuyên nghiệp, dựa trên nhận thức các thể loại thương hiệu, nhãn hiệu… trong đó thương hiệu địa phương, và thương hiệu du lịch địa phương cũng cần được xây dựng một cách chuyênnghiệp. Xây dựng thương hiệu du lịch địa phương đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc các vấn đề: kinh tế và phi kinh tế; văn hoá địa phương và văn hoá quốc tế; kinh tế hàng hoá và kinh tế giá trị mềm; chiến lược, quản trị hài hoà với năng lực sáng tạo và truyền thông.

Không có một chiến lược thương hiệu tách biệt cho từng lĩnh vực, ngành nghề. Thương hiệu là vấn đề chủ đạo, liên ngành và đa sản phẩm, đa lĩnh vực.

35

Rất khó để tách thương hiệu hàng hoá địa phương ra khỏi thương hiệu du lịch địa phương.

Các tổ chức quảng bá điểm đến đang ngày càng nhận ra giá trị và sức mạnh của thương hiệu điểm đến mạnh. Bởi một điểm đến du lịch có thương hiệu luôn cung cấp giá trị tuyệt vời, sự ưa chuộng của du khách đối với thương hiệu gia tăng và các du khách ghé trở lại điểm đến du lịch đó một cách thường xuyên.

36

Tiểu kết chương 1

Trong chương một, luận văn đã hệ thống các vấn đề lý luận về điểm đến du lịch và công tác quản lý điểm đến du lịch. Có rất nhiều cách hiểu về điểm đến du lịch cũng như nhiều khái niệm được đưa ra xung quanh vấn đề này nhưng tựu chung lại điểm đến du lịch phải là điểm có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh, đảm bảo các điều kiện để du khách có thể lưu lại, phát triển ổn định và lâu dài. Điểm đến du lịch giữ vị trí quan trọng và là nhân tố quyết định tới sự phát triển du lịch của một khu vực hay một quốc gia,... Bên cạnh đó, tác giả cũng tập trung làm rõ các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch, vị trí và vai trò của điểm đến trong phát triển du lịch.

Cũng trong khuôn khổ chương một, luận văn đã khái quát những mục tiêu chính của quản lý điểm đến du lịch, nội dung của quản lý điểm đến, những nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý điểm đến và lợi ích của điểm đến trong phát triển du lịch.

Các vấn đề lý luận trên làm nền tảng cho việc đánh giá thực trạng của công tác quản lý điểm đến và là cơ sở để đưa ra các giải pháp, kiến nghị trong những chương tiếp sau.

37

Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch vịnh hạ long, quảng ninh (Trang 37 - 41)