7. Bố cục của luận văn:
2.1.2. Các nguồn lực kinh tế, xã hội và kỹ thuật bổ trợ
2.1.2.1. Đường lối chính sách phát triển du lịch
Di sản Vịnh Hạ Long là một khu vực biển đảo rộng lớn, trong đó thường xuyên diễn ra những hoạt động kinh tế - xã hội đa dạng, phức tạp, các hoạt động đó liên quan đến nhiều ngành, địa phương và Trung ương. Do vậy, để có thể quản lý, bảo tồn phát huy tốt giá trị Vịnh Hạ Long trên cơ sở Công ước quốc tế, pháp luật và quy định của Nhà nước Việt Nam có liên quan đến quản lý Di sản, BQLVHL đã chủ động tích cực tham mưu để xuất với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành những cơ chế chính sách phục vụ công tác quản lý bảo tồn và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long. Qua quá trình thực hiện, những chính sách này đã phát huy được hiệu quả trong việc định hướng và thể hiện được quan điểm của tỉnh Quảng Ninh đó là vừa bảo tồn vừa phát huy tốt các giá trị Di sản, đảm bảo được tính toàn vẹn của Di sản cũng như phát huy bền vững những giá trị đó phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Chỉ thời gian ngắn, sau khi Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thế giới, BQL Vịnh Hạ Long đã chủ động phối hợp với các ngành liên quan tham mưu cho tỉnh đề xuất với Chính phủ, các Bộ, Ban, ngành Trung ương ban hành một số cơ chế, chính sách mang tính đặc thù quan trọng, kịp thời giúp cho địa phương tổ chức có hiệu quả công tác quản lý Di sản như: Nghị quyết số 09 ngày 30/11/2002 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về công tác quản lý, bảo tồn và khai thác Vịnh Hạ Long; Quy chế quản lý Vịnh Hạ Long; Nghị quyết số 68 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long giai đoạn 2013-2015, tầm nhìn đến năm 2020; Nghị quyết số 07 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030 và một số các văn bản liên quan khác.
Quy hoạch quản lý bảo tồn Vịnh Hạ Long đến năm 2020, Thông tư hướng dẫn bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long, đặc biệt là quyết định của Chính
42
phủ cho phép tỉnh Quảng Ninh giữ lại 100% nguồn thu phí tham quan từ năm 2002 đến năm 2012 để đầu tư trở lại cho công tác quản lý Di sản. Điều đó đã tạo ra nguồn lực tài chính to lớn để phục vụ công tác quản lý đầu tư, tôn tạo cơ sở vật chất phục vụ bảo vệ khai thác Di sản.
Trong bản quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã nêu rõ quan điểm phát triển du lịch bền vững của tỉnh phải theo hướng chuyển nghiệp, hiện đại, hiệu quả; có trọng tâm, trọng điểm; để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh; góp phần quan trọng thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”. Với quan điểm đó, bản quy hoạch cũng đã xác định rõ phấn đấu đến năm 2020 xây dựng thành phố Hạ Long trở thành thành phố du lịch biển hiện đại và văn minh. Đặc biệt, trong phân khúc thị trường khách du lịch của tỉnh, từ cụm điểm du lịch 1 đến cụm điểm du lịch 3 đều lựa chọn Vịnh Hạ Long là một trong những điểm quan trọng để đón khách du lịch. Cụ thể: [16]
- Cụm điểm du lịch 1: Du lịch “Mới lạ và sang trọng” (Vân Đồn, Vịnh Bái
Tử Long, Vịnh Hạ Long) hướng tới các khách du lịch hạng sang từ Châu Á
(Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) và Châu Âu, Bắc Mỹ.
- Cụm điểm du lịch 2: Du lịch khám phá vẻ đẹp Việt Nam (thành phố Hạ Long, Đông Triều, Uông Bí, Vịnh Hạ Long, Vân Đồn) hướng tới khách du lịch Châu Âu, Bắc Mỹ với chi phí trung bình và thấp muốn trải nghiệm vẻ đẹp tự nhiên, văn hóa của Việt Nam.
- Cụm điểm du lịch 3: Du lịch khách phương Bắc (Móng Cái, Vân Đồn, thành phố Hạ Long, Vịnh Hạ Long) tập trung vào phân khúc khách du lịch Trung Quốc với chi phí thấp và trung bình đến Quảng Ninh qua cửa khẩu Móng Cái.
Để thực hiện những mục tiêu trên, bản quy hoạch tổng thể cũng đã đưa ra nhiều giải pháp trong đó có những giải pháp tập trung vào điểm đến du lịch Vịnh
43
Hạ Long. Ví dụ: “Tạo điều kiện thuận lợi để thành lập các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm du lịch mới tại khu vực Vịnh Hạ Long và khu vực lân cận nhằm kéo dài hành trình tham quan Vịnh Hạ Long”; [17] “Phát triển hệ thống quản lý hành trình cho tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long; quy định mức tối đa số tàu thuyền hoạt động trên Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long”.[17] Trong danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 – 2030, Vịnh Hạ Long là điểm du lịch được nhiều lần nhắc đến. Có thể kể đến như dự án: “Xây dựng chương trình thu gom và xử lý rác thải cho Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long (2015)”; hay dự án “Áp mức trần cho các tàu thuyền hoạt động trên Vịnh Bái Tử Long và Vịnh Hạ Long (2015)”. Nhận thấy được tầm quan trọng của điểm du lịch Vịnh Hạ Long trong đề án phát triển sản phẩm du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã chỉ rõ không gian du lịch Hạ Long sẽ có sản phầm chính là du lịch biển đảo Vịnh Hạ Long và phát triển sản phẩm mới cũng tại điểm du lịch này cùng một số khu vực phụ cận.... Đặc biệt, trong danh mục các dự án ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2015 – 2020 trung tâm du lịch Hạ Long và vùng phụ cận có 37 dự án trong đó 8 dự án sẽ được triển khai tại Vịnh Hạ Long với tổng số vốn dự kiến là 61.5 triệu USD.
Như vậy, qua bản quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh cũng như qua những đề án phát triển sản phẩm du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng 2030 có thể thấy Vịnh Hạ Long là một trong những điểm đến được xác định rất rõ ràng về mục tiêu, phương hướng phát triển. Tựu chung lại, phát triển du lịch Quảng Ninh nói chung và Vịnh Hạ Long nói riêng phải theo hướng bền vững. Sự bền vững ở đây phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, có trọng điểm, trọng tâm; đẩy mạnh việc phát triển du lịch và đưa ngành kinh tế này trở thành ngành chủ đảo và chiếm tỷ trong cao hơn nữa trong cơ cấu GDP, hay nói cách khác: đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở khu vực Hạ Long cũng như trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
44 2.1.2.2. Hợp tác đầu tư phát triển du lịch
Về sự hợp tác đầu tư phát triển du lịch của Vịnh Hạ Long phải thấy được sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị và sự hợp tác giữa các cơ quan quản lý điểm đến này với các tổ chức, quốc gia khác nhằm mục tiêu phát triển du lịch ở Vịnh Hạ Long.
Để thực hiện tốt sự hợp tác trên, trong quyết định phê duyệt đề án phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã chỉ rõ: trong quá trình tổ chức thực hiện phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh nói chung và của Vịnh Hạ Long nói riêng Ủy ban nhân dân tỉnh cần giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị như: Sở VHTTT & DL, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, BQLVHL, Ban Xúc tiến hỗ trợ Đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ngành, đơn vị có liên quan, Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Ninh, Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh, Liên minh các hợp tác xã vàdoanh nghiệp ngoài quốc doanh tỉnh và các doanh nghiệp.... các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị kể trên ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ của mình cần có sự hỗ trợ, hợp tác tích cực với nhau nhằm mục tiêu phát triển du lịch một cách bền vững.
Theo lãnh đạo BQLVHL, trong suốt những năm qua, các hoạt động hợp tác quốc tế trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị Di sản ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu. Cụ thể, BQLVịnh đã thiết lập và thường xuyên duy trì tốt mối quan hệ, giao lưu, tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ của các tổ chức quốc tế như: Uỷ ban Di sản thế giới, Trung tâm Di sản thế giới, mạng lưới các Di sản thiên nhiên thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tổ chức IUCN,JICA,câu lạc bộ các Vịnh đẹp nhất thế giới, tổ chức NewOpenWorld,…. Trong đó, BQLVHL đã chủ động phối hợp, liên kết với các tổ chức quốc tế để triển khai nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học, thu hút, kêu gọi được một số dự án phục vụ quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Vịnh Hạ Long, điển hình là dự án Trung tâm Văn hoá nổi Cửa Vạn thuộc dự án Bảo tàng Sinh thái Hạ Long do chính phủ Na Uy tài trợ.
45
Đây là mô hình bảo tàng mới lần đầu tiên được nghiên cứu và thực hiện ở Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ, gìn giữ các giá trị Vịnh Hạ Long; dự án nâng cao năng lực BQLVHL do UNESCO và IUCNtài trợ; dự án nâng cao nhận thức môi trường Vịnh Hạ Long do quỹ sáng kiến Dawin và tập đoàn dầu khí Santos (Úc) tài trợ v.v.. Đặc biệt là dự án hỗ trợ xây dựng tuần hoàn tài nguyên có sự tham gia của người dân địa phương Hạ Long do JICAtài trợ. Đây là một trong những dự án đã mang lại hiệu quả thiết thực cho công tác bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long. Theo đó, từ năm 2009 đến nay,JICA đã giúp đỡ, cử các chuyên gia Nhật Bản giúp Ban thực hiện dự án xây dựng hệ thống tuần hoàn tài nguyên có sự tham gia của người dân địa phương trên Vịnh Hạ Long nhằm tăng cường nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long. Trong thời gian tới 2 dự án quan trọng là “Thiết lập hệ thống thu gom, vận chuyển rác thải trên Vịnh Hạ Long đưa về bờ xử lý sử dụng nhiên liệu sinh học” và “Xây dựng mô hình giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức cho cộng đồng bảo vệ Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long” vẫn tiếp tục được triển khai trên Vịnh. Cùng với đó, cũng trong thời gian tới, sáng kiến liên minh Vịnh Hạ Long do Hoa Kỳ tài trợ (thông qua Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho IUCN và Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng MCD để giúp bảo vệ và khôi phục môi trường tại Vịnh Hạ Long sẽ được triển khai. Đây là những tín hiệu đáng mừng đối với công cuộc hội nhập quốc tế trong bảo tồn, phát huy giá trị Di sản của Hạ Long.
Để thực hiện du lịch có trách nhiệm tại Vịnh Hạ Long, hướng tới sự phát triển du lịch bền vững, tháng 10-2012, Dự án “Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội” (ESRT) do Liên minh châu Âu tài trợ (Dự án EU) và Sở VHTT&DL đã ký kết biên bản thoả thuận hợp tác phát triển du lịch có trách nhiệm tại Vịnh Hạ Long. Theo đó, Dự án EU sẽ cử các chuyên gia trong nước và quốc tế hỗ trợ quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
46
Quảng Ninh đến năm 2020; hỗ trợ chương trình tổng thể “Kế hoạch quản lý điểm đến” và chương trình đào tạo du lịch.
Có thể nói từ việc thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế giữa tỉnh Quảng Ninh, BQLVHL với các tổ chức quốc tế trong thời gian qua đã góp phần không nhỏ trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản. Từ các mối quan hệ hợp tác, nhiều hoạt động giao lưu với các nước trong và ngoài khu vực về kinh tế, văn hoá, đặc biệt là lĩnh vực du lịch, đào tạo nguồn nhân lực đã được triển khai, nhiều chương trình dự án được tài trợ thực hiện, từng bước đưa công tác quản lý Di sản hội nhập với quốc tế, góp phần nâng cao vị thế, uy tín và giới thiệu, quảng bá hình ảnh Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam ra thế giới.
2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là một trong những điều kiện cần thiết để phát triển du lịch có hiệu quả. Hiện nay, cơ sở hạ tầng tại thành phố Hạ Long cũng như khu vực Vịnh về cơ bản là rất tốt.
* Về giao thông vận tải
Có các hình thức vận chuyển đa dạng gồm: đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không cùng các tuyến đường được nâng cấp, xây mới có chất lượng tốt đảm bảo phục vụ yêu cầu đi lại tham quan của du khách. Trong đó các phương tiện vận chuyển bằng ôtô, tàu thuỷ đã được khai thác phục vụ du lịch từ lâu và mang lại hiệu quả rõ rệt. Những năm gần đây hình thức vận chuyển khách du lịch bằng trực thăng và tàu hoả được rất nhiều du khách đón nhận sử dụng dịch vụ.
Tuyến tàu hỏa du lịch khởi hành từ ga Gia Lâm (Hà Nội) đến Hạ Long (Quảng Ninh) đã được đưa vào hoạt động, bước đầu được du khách hết sức quan tâm. Đây là chuyến tàu khách chất lượng cao do công ty TNHH một thành viên vận tải đường sắt Dongrim (Hàn Quốc) đẩu tư khai thác với tổng số vốn đầu tư trên 1 triệu USD. Điều này đã mở ra cơ hội mới cho du lịch Quảng Ninh trong việc đưa đón, thu hút khách tham quan du lịch từ Hà Nội về Hạ Long và ngược lại
47
* Về hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc
Hiện nay, hệ thống điện, nước tại Hạ Long là rất tốt và ngày càng được chú trọng đầu tư sửa chữa, nâng cấp. Hệ thống điện ổn định, đường dây tải đảm bao an toàn. Hệ thống cấp thoát nước trong thành phố cũng như khu vực Vịnh Hạ Long khá tốt với việc đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh, cũng như đảm bảo xử lý và thoát nước đúng theo quy định. Mạng lưới thông tin liên lạc đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu thông tin của khách du lịch.
Về thông tin liên lạc, điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long cũng như toàn thành phố vẫn tiếp tục thực hiện theo quy hoạch: mở rộng hệ thống bưu điện và các dịch vụ bưu điện, điện thoại tới các phường, xã, hải đảo, khuyến khích tạo mọi điều kiện cho nhân dân khai thác và sử dụng, đầu tư phát triển mạng điện thoại, bưu điện phục vụ sản xuất kinh doanh và sinh hoạt.
Ngoài hệ thống thông tin liên lạc đường dây còn có hệ thống thông tin liên lạc không dây của các mạng di động như Viettel,Vinaphone, Mobifone phủ sóng khắp thành phố và cả khu vực Vịnh Hạ Long, đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho phục vụ khách du lịch cũng cư dân địa phương. Thành phố có một bưu cục trung tâm, một tổng đài có hơn 80.000 số hoà mạng lưới quốc gia tuyến đường cáp quang nối với Hà Nội đã được xây dựng, dịch vụ internet cũng phát triển rất nhanh. Toàn thành phố có hơn 17.500 hộ thuê bao dịch vụ truyền hình cáp. Đặc biệt, giống như nhiều điểm đến du lịch khác trên cả nước, hiện tại toàn bộ thành phố, kể cả vùng Vịnh Hạ Long đã được phủ sóng Wifi miễn phí.
Bên cạnh đó là các cơ sở hạ tầng khác như các trạm thu phí, trạm cấp cứu y tế ven biển, ngân hàng cũng khá phát triển… nhằm phục vụ du khách một cách tốt nhất.
2.1.2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật * Các cơ sở lưu trú
Cơ sở lưu trú là điều kiện thiết yếu không thể thiếu để đảm bảo cho hoạt động phát triển du lịch. Hiện nay, sự gia tăng đáng kể về số lượng du khách đến