Phát triển du lịch Vịnh Hạ Long theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch vịnh hạ long, quảng ninh (Trang 101 - 104)

7. Bố cục của luận văn:

3.2.3. Phát triển du lịch Vịnh Hạ Long theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường

với môi trường

* Với chính quyền địa phương

BQL cần tư vấn cho các cơ quan có thẩm quyền xây dựng các công cụ quản lý phù hợp, đưa ra các quyết định và hoạt động cụ thể có tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới việc khai thác sử dụng tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường du lịch. Ngoài việc đưa ra một hệ thống pháp luật hoàn thiện giúp cho việc quản lý tốt tài nguyên và môi trường du lịch có thể khuyến nghị tới các cơ quan Nhà nước xem xét đưa ra các chính sách ưu tiên nhằm tạo điều kiện tiền đề để tiến hành các hoạt động này. Với khả năng và quyền lực của mình, Nhà nước đưa ra các quy định ưu đãi về thuế, cho phép lập ra các loại quỹ phục vụ cho mục đích bảo vệ tài nguyên và môi trường của ngành. Việc thu phí vệ sinh cũng hết sức cần thiết nhằm tạo kinh phí cho việc thuê nhân công thu gom rác và đầu tư vào các công trình xử lý rác thải tập trung. Ở Vịnh Hạ Long, việc thu phí vệ sinh đã được thực hiện, tuy nhiên hoạt động này chưa có mối quan hệ chặt chẽ với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn điểm đến. Hình thành các trung tâm hướng dẫn, thông tin cho du khách về trách nhiệm của họ đối với điểm đến vịnh Hạ Long trong việc bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long, giữ gìn những giá trị của tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long theo hướng bền vững.

BQL Vịnh có thể áp dụng các biện pháp tuyên truyền giáo dục cho du khách về ý thức bảo vệ môi trường đặc biệt là việc không vứt rác thải xuống biển, trồng cây xanh, có biển chỉ dẫn, hướng dẫn, biển cấm những hành vi xâm hại tới môi trường cảnh quan Vịnh Hạ Long, hang động của Vịnh Hạ Long, cần có những thùng rác thân thiện với môi trường đặt ở những nơi thuận lợi và dễ thấy...

98 * Với cư dân địa phương

Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch, cho thấy những lợi ích họ được hưởng từ hoạt động du lịch cũng như gắn trách nhiệm của họ với các hoạt động bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long, giảm thiểu những thiệt hại thông qua việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có cho phát triển du lịch, tuyên truyền, thông tin về du lịch, tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long. Khuyến khích, thu hút cộng đồng địa phương tham gia vào việc hoạch định chính sách và ra quyết định, nâng cao năng lực giúp họ thực hiện được những sáng kiến đưa ra. Những giải pháp này có thể được hỗ trợ bởi những hoạt động sau:

- Tổ chức các dịp đặc biệt mời chào người dân địa phương để trải nghiệm các hoạt động diễn ra tại các cơ sở và dịch vụ du lịch của khu vực ở mức giá đặc biệt như carnaval Hạ Long hàng năm,...

- Phát hành các ấn phẩm cung cấp các thông tin chi tiết về các điểm tham quan và điềm thú vị trong du lịch địa phương. Gửi thư (hoặc e-mail thông báo thông tin của các sự kiện sắp diễn ra đến người dân địa phương hoặc tổ dân phố.

- Khuyến khích các hoạt động của điểm đến du lịch được trình chiếu, đưa tin trên đài phát thanh địa phương, tờ quảng cáo hay trên các trang web.

Những hoạt động xoay quanh du lịch có trách nhiệm cần quan tâm tới việc khai thác, phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, hỗ trợ người dân làm du lịch trên nguyên tắc cùng có lợi. Giúp người dân địa phương nhận thức được họ đang được hưởng lợi từ chính nguồn tài nguyên sẵn có, tăng thêm lòng tự hào cho người dân vì họ đang là chủ nhân của một Di sản thiên nhiên thế giới có một không hai. Chính vì vậy, họ cần có trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của nguồn tài nguyên này cho cuộc sống của họ và các thế hệ sau này tiếp tục được hưởng lợi từ đó.

* Với doanh nghiệp du lịch

Đối với các doanh nghiệp du lịch, cần chú ý tới vấn đề thiết lập các biện pháp quản lý môi trường, phát triển bền vững, hệ thống tiết kiệm điện, nước, có

99

những chính sách tích cực cho việc hỗ trợ xã hội, môi trường. Hạ Long là một trong những điểm đến du lịch có nhiều loại hình kinh doanh cơ sở dịch vụ du lịch vừa, nhỏ và cực nhỏ, cần đặc biệt quan tâm, hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch này phát triển theo hướng bền vững như: thông tin về chia sẻ trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường và bảo tồn nguồn tài nguyên du lịch, tiết kiệm điện, nước, đảm bảo vấn đề xả thải ra môi trường đã qua xử lý. Các doanh ngiệp cần chú trọng tới công tác tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên đảm bảo tính chuyên nghiệp đồng thời có trách nhiệm trong việc thông tin, tuyên truyền cho vấn đề phát triển bền vững. Đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng,lành mạnh, đảm bảo về chất lượng và giá cả hợp lý, chia sẻ trách nhiệm.

Ngoài việc tuân thủ mọi quy định của Nhà nước đối với việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, các đơn vị và cá nhân kinh doanh du lịch cần phải tiếp thị một cách có trách nhiệm. Tạo ra và tiếp thị những sản phẩm có tác dụng khuyến khích du khách thưởng thức một cách khôn ngoan tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, lịch sử là nhiệm vụ của người kinh doanh du lịch. Trong các tài liệu quảng cáo cần cung cấp những thông tin đáng tin cậy. Luôn chuẩn bị sẵn sàng cho việc củng cố, tăng cường khả năng nhận thức về môi trường trong các chương trình tiếp thị.

* Với khách du lịch

Hướng dẫn và khuyến khích du khách tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, nâng cao trách nhiệm của họ đối với Di sản thế giới, cũng như tạo điều kiện để họ tìm hiểu về văn hóa bản địa và có thể tham gia vào đời sống sinh hoạt của người dân làng chài Hạ Long giúp du khách và dân cư địa phương tăng cường sự tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau… Bên cạnh đó, cũng cần nâng cao nhận thức cho du khách về vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản vịnh Hạ Long, để mỗi du khách trở thành một tuyên truyền viên trong và sau chuyến đi của họ, nâng cao ý thức của mỗi du khách khi tham gia hoạt động du lịch tại Hạ Long.

100

Để có thể thực hiện được mục tiêu phát triển du lịch có trách nhiệm, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ với tinh thần trách nhiệm cao từ mọi chủ thể, cả ngành Du lịch và các ngành liên quan. Tăng cường đào tạo, nâng cao nhận thức cho mọi chủ thể về phát triển bền vững không chỉ là trách nhiệm của những thành phần tham gia vào hoạt động du lịch kể trên mà cần có sự vào cuộc của chính quyền tỉnh, trung ương, cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ở Vịnh Hạ Long, các ngành kinh tế liên quan, Hiệp hội du lịch Quảng Ninh,... Thường xuyên tham vấn các chuyên gia môi trường và bảo tồn; cùng xây dựng những cơ chế chính sách phù hợp để đảm bảo về quyền và nghĩa vụ của các thành phần tham gia và trên hết là hướng tới một nền “kinh tế xanh” phát triển bền vững và phát triển du lịch Vịnh Hạ Long nói riêng, du lịch Quảng Ninh và Việt Nam nói chung đạt được mục tiêu là ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng bền vững.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch vịnh hạ long, quảng ninh (Trang 101 - 104)