Những mục tiêu chính của quản lý điểm đến du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch vịnh hạ long, quảng ninh (Trang 25 - 28)

7. Bố cục của luận văn:

1.2.2. Những mục tiêu chính của quản lý điểm đến du lịch

1.2.2.1. Phát triển một hệ thống thông tin du lịch năng động về điểm đến Phát triển một hệ thống thông tin du lịch là vô cùng cần thiết nhằm tăng cường thông tin giữa các cơ quan công quyền, giữa các tổ chức công và tư, giữa chính quyền và nhân dân địa phương, giữa các tổ chức có trách nhiệm và du khách tới điểm đến. Tổ chức quản lý điểm đến cũng cần có trách nhiệm thu thập thông tin của chính điểm đến du lịch và của cả thị trường bền ngoài trong đó có cả các đối thủ cạnh tranh.

Việc thành lập một mạng lưới thông tin du lịch là một phương thức quảng bá vạn năng. Thông tin có thể giúp cho du khách nhận thức được giá trị và mục

22

tiêu của các điểm đến đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong việc hướng dẫn hành vi cho du khách sao cho phù hợp. Thông tin có thể được cung cấp qua nhiều phương thức khác nhau, ví dụ: Tờ rời, quy tắc ứng xử và thuyết minh. Các thông tin này có thể có tại các trung tâm truy cập thông tin, các điểm thu hút du khách và các công trình công cộng, chỗ ở của du khách...

Trên thực tế, mọi tổ chức điểm đến là “bên môi giới thông tin”, tổ chức điểm đến thu thập thông tin về: các nguồn tài nguyên, các sản phẩm và dịch vụ du lịch cho khách hàng tiềm năng hoặc khách du lịch, các cơ hội thị trường... Việc quản lý thông tin tốt là một yêu cầu cần thiết. Điều này có nghĩa là việc áp dụng một phương pháp thích hợp cho việc thu thập, lưu trữ và phổ biến thông tin về điểm đến.

1.2.2.2. Xây dựng lên hình ảnh của một khu vực, một quốc gia như là một điểm đến du lịch

Để được biết đến rộng rãi trên trường quốc tế với những hình ảnh tích cực, một điều mà bất cứ một khu vực hay quốc gia nào cũng quan tâm là tạo dựng hình ảnh cũng như tăng cường công tác quảng bá xúc tiến, giới thiệu hình ảnh của khu vực, quốc gia ra nước ngoài trong một nỗ lực định vị điểm đến. Trong thời đại ngày nay, việc tạo dựng hình ảnh của khu vực, của quốc gia luôn được các nước cân nhắc kỹ lưỡng và đầu tư triển khai với sự hỗ trợ của các công nghệ tiên tiến hiện đại nhất. Một trong những yếu tố được đặc biệt quan tâm khi tạo dựng hình ảnh là sự độc đáo so với các nước khác, các khu vực khác cũng khai thác triệt để ưu thế và lợi thế của địa phương.

Sự hiện diện văn hoá của một địa phương, một khu vực hay một đất nước chính là hình ảnh ấn tượng của địa phương, của khu vực, của quốc gia đó trong lòng du khách. Hình ảnh ấn tượng đó có thể là một công trình kiến trúc, tác phẩm âm nhạc, thơ văn, hội họa, điêu khắc, có thể là một danh thắng thiên nhiên, một nhân vật nổi tiếng, một phong tục tập quán, một lễ hội, những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, công nghiệp, một con vật, một loài cây, loài hoa, thậm chí là một

23

món ăn, một loại đồ uống. Mỗi quốc gia hay mỗi vùng miền có thể có một hình ảnh đặc trưng tiêu biểu, nhưng nhìn chung, các quốc gia thường có nhiều hình ảnh mang tính đặc trưng. Ví dụ, khi nhắc đến Pháp, điều mà ai cũng nghĩ đến đó là tháp Eiffel, rượu vang Bordeaux; nói đến Australia, người ta sẽ nghĩ đến Nhà hát vỏ sò Sydney, đến chuột túi Kangaroo; nói đến Nhật Bản là núi Phú Sỹ, rượu Sakê, trà đạo; nói đến Hàn Quốc không thể không nhắc đến món kim chi; nói đến Cuba, đó là xì gà, là bãi biển trong xanh, là mía đường,.... Những hình ảnh về một xứ sở nào đó sẽ được người dân các xứ sở khác đón nhận, ghi nhận và lưu giữ để trở thành biểu tượng. Khi có một sự tác động nhất định, biểu tượng đó sẽ hiện diện trong đầu óc con người theo quy luật liên tưởng. [9]

Hình ảnh quốc gia, khu vực luôn phải gắn liền với thực tế của đất nước, khuc vực đó, không thể tạo ra những hình ảnh giả tạo, che giấu sự thật trong thời đại công nghệ thông tin và thế giới hội nhập với tính công khai minh bạch ngày càng cao. Nói cách khác một hình ảnh chỉ có thể tồn tại lâu dài khi nó phản ánh chân thực những giá trị của địa phương hay quốc gia đó về lịch sử, sự phát triển kinh tế xã hội, công nghệ, con người, điều kiện địa lý đặc thù, điểm đến, môi trường kinh doanh, sự vận động và năng động của quốc gia, chất lượng sống, sự sáng tạo, nhất là giá trị nhân văn.

Hầu hết các khu vực, các quốc gia có tài nguyên cũng như điều kiện để phát triển du lịch đều muốn thu hút đầu tư và gia tăng lượng khách du lịch, mong muốn cộng đồng toàn cầu nhận thức tích cực về các sản phẩm do địa phương hay quốc gia đó sáng tạo. Do đó, mỗi khu vực, mỗi quốc gia muốn phát triển du lịch phải tạo dựng một hình ảnh như là thương hiệu riêng để đánh thức sự nhận biết về bản sắc riêng của mình nhất là trong thời kỳ hội nhập và cạnh tranh. Một thông điệp định vị rõ ràng hay một hình ảnh tích cực sẽ giúp khu vực đó chiếm một vị trí nhất định trong tâm trí người nước ngoài khi họ quyết định đầu tư, đi du lịch hay mua sản phẩm. Đổi lại, thương hiệu nổi tiếng cũng góp phần tạo nên hình ảnh đặc trưng cho vùng miền, khu vực, quốc gia từ đó đem lại những lực

24

đẩy vô cùng quan trọng như: bùng nổ dự án đầu tư nước ngoài, tăng số lượng khách du lịch, tăng hạn ngạch xuất khẩu, và còn thu hút nhân tài, khơi dậy niềm tự hào trong mỗi công dân. [9]

1.2.2.3. Tạo ra sự nhận thức tốt hơn về điểm đến trên thị trường du lịch Kinh doanh du lịch thường đem lại nhiều lợi ích đặc biệt là về lĩnh vực kinh tế đối với một địa phương nhưng không phải cộng đồng nào cũng nhận thức được đầy đủ về điểu này. Việc nâng cao nhận thức về du lịch và điểm đến du lịch có thể làm cho cộng đồng nhận thức được sự đóng góp to lớn về kinh tế của ngành du lịch. Từ nhận thức đó sẽ giúp phát triển ý thức cộng đồng, nâng cao niềm tự hào của cộng đồng về nguồn tài nguyên của khu vực, tăng cường sự hỗ trợ nói chung cho ngành du lịch và cải thiện mối quan hệ giữa khách du lịch với cộng đồng rộng lớn. Người dân có thể trở thành đại sứ du lịch phi chính thức cho điểm đến du lịch. Trong việc nâng cao nhận thức về du lịch và điểm đến du lịch, tổng cục du lịch Malta đã có một loạt các hoạt động khá hữu dụng. Có thể kể đến như: các tờ rơi, áp phích đã được phân phát trên khắp hòn đảo này với một thông điêp nhấn mạnh tới lợi ích kinh tế của du lịch. Poster mang thông điệp “Du lịch = 350 triệu Lira Malta (đồng tiền của Malta) + 40.000 việc làm. Vai trò của bạn trong ngành du lịch là rất quan trọng”. Chiến dịch đó là phần nào nỗ lực trên toàn quốc mà do Bộ Du lịch và Tổng cục Du lịch Malta chỉ đạo để nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành du lịch. Hành động trên đã tác động không nhỏ tới điểm đến Malta và thu hút sự chú ý của đông đảo khách du lịch quốc tế đến hòn đảo xinh đẹp nằm trên biển Đại Tây Dương bởi lẽ nhận thức về điểm đến du lịch không chỉ ở khách du lịch mà còn ở chính cộng đồng cư dân địa phương, chính quyền địa phương và các nhà cung ứng của điểm đến đó.[23, tr.11]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch vịnh hạ long, quảng ninh (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)