7. Bố cục của luận văn:
2.4.2. Những hạn chế
Bên cạnh những thành công đạt được, công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long đã bộc lộ một số hạn chế sau:
- Bộ máy tổ chức của BQLVHL còn khá cồng kềnh, có những phòng ban nhiệm vụ chồng chéo, trùng lặp, dẫn đến giảm hiệu quả công việc. Cũng do đặc thù công việc của Ban nên chất lượng nguồn nhân lực chưa đồng đều, việc bố trí lao động có chỗ chưa hợp lý,...
- Các lớp huấn luyện, đào tạo chủ yếu phục vụ cho công tác chuyên môn trong khi các khóa đào tạo về ngoại ngữ nhằm hướng tới việc phục vụ khách quốc tế thì chưa được quan tâm đúng mức. Do vậy, chất lượng đội ngũ lao động của điểm đến chưa cao, nhiều khi bị lao động của các đoàn khách nước ngoài thay thế. Cụ thể như nhiều hướng dẫn viên Hàn Quốc khi đưa khách sang Vịnh
88
Hạ Long đã không thuê hướng dẫn viên điểm mà trực tiếp làm công việc này mặc dù đó là hành động vi phạm quy định của điểm đến.
- Công tác quản lý môi trường tự nhiên được chú trọng đầu tư, thu hút và đạt được nhiều thành quả nhưng việc quản lý môi trường xã hội lại gặp không ít bất cập. Có thể kể đến như nạn bán vé chui khi du khách mua vé tham quan vịnh, tăng giá vé để xe ồ ạt trong những dịp lễ hội đặc biệt là canarvan Hạ Long; nạn chặt chém quá cao khi khách du lịch sử dụng dịch vụ... Đặc biệt, các cá nhân kinh doanh vận chuyển nội vùng như xe ôm, taxi...., còn khá tự do, chưa có các quy định, chế tài xử phạt hiệu quả.
- Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trên địa bàn khá chặt chẽ thông qua hoạt động của hiệp hội du lịch Quảng Ninh. Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù là một địa bàn trọng điểm của du lịch miền Bắc, với Vịnh Hạ Long được cả thế giới biết đến nhưng Hiệp Hội du lịch Quảng Ninh vẫn chưa quan tâm đầu tư vào hoạt động giới thiệu thông tin về Hiệp Hội như lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, mục đích, nhiệm vụ, những hoạt động đã tham gia.... Vì vậy, việc tìm kiếm nội dung cơ bản về Hiệp Hội là rất khó.
- Mối quan hệ, sự liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài địa bàn điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long còn nhiều vấn đề bất cập, đặc biệt thể hiện rõ vào thời điểm trong và ngoài mùa vụ du lịch.
89
Tiểu kết chương 2
Chương 2, luận văn tập trung làm rõ thực trạng công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh. Tuy nhiên, trước khi đi vào phần thực trạng của công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long luận văn cũng dành một sự quan tâm nhất định vào việc khái quát sự hình thành và phát triển của điểm đến. Đặc biệt, trong nội dung này, tác giả cũng đánh giá rất rõ tình hình phát triển du lịch ở Vịnh Hạ Long từ năm 2010 đến nay. Những thông tin từ thực trạng phát triển du lịch ở điểm đến đã phần nào hỗ trợ rất nhiều cho tác giả khi nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Tác giả nhận thấy trong công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long đã có được những kết quả đáng mừng nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Đây chính là một trong những cơ sở để tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý điểm đến du lịch này ở chương tiếp theo của luận văn.
90
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG, QUẢNG NINH