Đẩy mạnh sự hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch vịnh hạ long, quảng ninh (Trang 104 - 106)

7. Bố cục của luận văn:

3.2.4. Đẩy mạnh sự hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch

Thời gian qua, hoạt động du lịch của Quảng Ninh nói chung và Vịnh Hạ Long nói riêng đã có những bước tiến quan trọng. Tuy nhiên, hiện Quảng Ninh còn nhiều thách thức cần giải quyết trong bài toán phát triển du lịch. Đó là công tác huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch còn nhiều bất cập, hoạt động xúc tiến và quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương ra thị trường thế giới chưa đáp ứng được yêu cầu. Sản phẩm, dịch vụ du lịch tại Di sản Hạ Long chủ yếu dựa trên các giá trị tài nguyên sẵn có và tập trung tại khu vực trung tâm...

Không chỉ thế, hiện nhiều sản phẩm dịch vụ ở Vịnh Hạ Long đứng trước thách thức rất lớn về gia tăng số lượng trong khi chất lượng còn nhiều vấn đề. Giá của nhiều khách sạn của Hạ Long có mức thấp nhất ở Việt Nam. Với cách kinh doanh như thế thì không bao giờ có được chất lượng dịch vụ cao mà nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả hệ thống khách sạn ở đây. Hiện Quảng Ninh đã tụt xuống vị trí thứ 5 trong doanh thu về du lịch sau TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa. Chỉ riêng thống kê doanh thu về khách sạn của Khánh Hòa

101

cũng đã xấp xỉ doanh thu toàn bộ du lịch của Quảng Ninh. Để giải quyết những thách thức lớn đặt ra với Vịnh Hạ Long, không ai khác ngoài doanh nghiệp phải giải quyết những vấn đề này. Bởi hiện nay, sự yếu kém của hoạt động du lịch một phần là do môi trường hoạt động của các doanh nghiệp còn thiếu chuyên nghiệp; chưa có tính cạnh tranh trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế; chất lượng dịch vụ, sản phẩm, nguồn nhân lực, giá cả…

Doanh nghiệp cần tham gia vào chuỗi hoạt động quản lý Nhà nước về bảo tồn và phát huy những giá trị Di sản, vì chính doanh nghiệp là chủ thể thực hiện khai thác và phát huy những ưu thế nổi trội của Vịnh Hạ Long.

Để phát triển du lịch Vịnh Hạ Long, doanh nghiệp cần phải đồng hành với Di sản, thế nhưng đồng hành như thế nào để vừa phục vụ lợi ích quốc gia, vừa bảo vệ, gìn giữ được Di sản. Muốn vậy, trước hết các doanh nghiệp cần liên kết với nhau để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, làm phong phú thêm các tuyến du lịch, thu hút du khách cho các điểm đến; tiên phong trong công tác bảo vệ, làm sạch môi trường Di sản.

Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với Di sản được thực hiện ở 5 yếu tố cơ bản:

- Thứ nhất, doanh nghiệp phải là những người tiên phong trong việc thể

hiện thái độ thân thiện với môi trường, bởi doanh nghiệp sẽ là đối tượng bị tổn thất đầu tiên nếu môi trường không bảo đảm.

- Thứ hai, doanh nghiệp phải đề xuất những ý tưởng mới tạo ra sản phẩm

mới dựa trên giá trị còn thiếu và giá trị khác biệt, những yếu tố nổi bật của Di sản và các vùng phụ cận.

- Thứ ba, doanh nghiệp cần tăng cường quảng bá, xúc tiến cho một điểm đến. - Thứ tư, tạo dựng niềm tin là một điểm đến hấp dẫn, thân thiện, an toàn,

trung thực.

- Thứ năm, cần tập trung khai thác dịch vụ, tạo thêm việc làm cho người

lao động, tạo giá trị gia tăng; đồng thời tập trung đào tạo nhân lực cho chính doanh nghiệp.

102

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch vịnh hạ long, quảng ninh (Trang 104 - 106)