Những thành công

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch vịnh hạ long, quảng ninh (Trang 89 - 91)

7. Bố cục của luận văn:

2.4.1. Những thành công

Hiện nay, các chuyên gia từ 20 quốc gia của Ủy ban Di sản thế giới (thuộc UNESCO) đã thống nhất đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo tồn Vịnh

86

Hạ Long. Đặc biệt, việc di dời thành công hàng trăm hộ dân sinh sống bao đời nay trên Vịnh lên bờ có cuộc sống ổn định, thuận tiện hơn vừa đạt được mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, vừa làm cho môi trường sạch đẹp mà vẫn giữ được các giá trị văn hoá của các làng chài phục vụ cho hoạt động du lịch. Một điều nữa được UNESCO ghi nhận là địa phương đã giảm thiểu được tình trạng đô thị hoá, tình trạng quá tải khách du lịch tác động đến Di sản; hạn chế việc xả rác và những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường Vịnh…

Năm 1994, Vịnh Hạ Long với các giá trị độc đáo, đặc sắc về cảnh quan và địa chất, địa mạo đã được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới. Đến năm 2011, trong cuộc bầu chọn do tổ chức New7wonders tiến hành Vịnh Hạ Long được lọt vào trong top 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.

Trong 20 năm qua, tỉnh Quảng Ninh với tư cách là địa phương trực tiếp quản lý Di sản đã có rất nhiều nỗ lực, giải pháp trong công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Di sản; ngăn chặn hiệu quả các hoạt động xâm hại, tác động tiêu cực đến cảnh quan, môi trường Vịnh. Đặc biệt là đã có nhiều quyết định, biện pháp giảm thiểu những tác động xấu từ hoạt động sản xuất-kinh doanh, đô thị hoá, xả thải… đến môi trường Vịnh. Tỉnh cũng đã xây dựng kế hoạch tổng thể mới cho công tác quản lý, bảo tồn Vịnh Hạ Long trong dài hạn và có điều chỉnh trong từng năm, trong đó có việc tránh phá núi, lấp biển.

Các cảnh báo của UNESCO về môi trường được các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và người dân nhanh chóng khắc phục và đề ra các giải pháp ngăn chặn, phòng ngừa. Vì vậy, Vịnh Hạ Long đã sớm được đưa ra khỏi danh sách cảnh báo…

Đánh giá về công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long không thể phủ nhận những nỗ lực trong sự hợp tác công tư hay nói cách khác là sự phối hợp giữa các cơ quan công quyền và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Di sản đã đạt được những hiệu quả nhất định. Nhiều cuộc hội thảo, hội nghị được tổ chức; các lớp tập huấn được mở và duy trì nhằm giúp các lao động du lịch, các doanh nghiệp du lịch có nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh.

87

Nhằm hoàn thiện chất lượng phục vụ du khách, BQLVHL đã chủ động phối hợp với các ngành, địa phương và các đơn vị liên quan đề xuất với UBND tỉnh triển khai nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vào Vịnh Hạ Long; tổ chức đón tiếp, phục vụ, hướng dẫn khách đến tham quan Vịnh đảm bảo thuận lợi, an toàn và chu đáo. Lượng khách tham quan Vịnh Hạ Long trong những năm qua liên tục tăng nhanh. Từ năm 1996 đến nay, Hạ Long đón được trên 20 triệu lượt khách, đạt doanh thu trên 800 tỉ đồng, tạo ra nguồn lực quan trọng phục vụ trở lại cho công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Di sản.

Với mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc tham gia, bảo vệ Vịnh Hạ Long, những năm qua nhiều hoạt động tuyên truyền đã được BQLVHL phối hợp với các ngành, địa phương liên quan thực hiện bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú. Từ năm 2002, BQLVHL đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, Tổ chức bảo tồn động thực vật quốc tế (FFI) triển khai chương trình

“Giáo dục Di sản trong trường học” tại 154 trường học trong tỉnh Quảng Ninh;

phối hợp với Tổ chức FFI thực hiện dự án “Con thuyền sinh thái - Ecoboat” – giáo

dục bảo vệ môi trường Hạ Long.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch vịnh hạ long, quảng ninh (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)