Quyết định đánh thuế và thu thuế chống bán phá giá.

Một phần của tài liệu Vụ tranh chấp bán phá giá cá tra, cá basa và bài học kinh nghiệm đối với hàng xuất khẩu Việt Nam - Trịnh Thị Vân Anh (Trang 27 - 34)

3. Các biện pháp chống bán phá giá.

3.3. Quyết định đánh thuế và thu thuế chống bán phá giá.

Sau khi tất cả các điều kiện để có thể đánh thuế đã đợc đáp ứng, cơ quan có thẩm quyền có thể ra quyết định cuối cùng về việc có đánh thuế chống bán phá giá hay không và quyết định xem liệu mức thuế chống bán phá giá sẽ tơng đơng hay thấp hơn biên độ phá giá. Thuế chống bán phá giá thờng đợc thu trên cơ sở không phân biệt đối xử đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các nguồn bị coi là bán phá giá và gây thiệt hại. Mức thuế chống bán phá giá không đợc phép vợt qua biên độ bán phá giá đã đợc xác lập nhng nó có thể ít hơn biên độ đó nếu nh mức thuế thấp hơn đó có thể loại trừ đợc thiệt hại cho ngành công nghiệp. Mức thuế

đồng thời cũng phải tuân theo nguyên tắc giảm đi, nghĩa là nếu mức phá giá bằng 50%, mức thiệt hại bằng 40% thì mức thuế chống bán phá giá bằng 40%. Nếu một sản phẩm phải chịu thuế chống bán phá giá tại nớc nhập khẩu, các cơ quan có thẩm quyền phải nhanh chóng xem xét lại để có thể quyết định biên độ phá giá cho từng trờng hợp đối với những nhà xuất khẩu và nhà sản xuất không tiến hành xuất khẩu hàng hoá đó sang nớc nhập khẩu vào thời gian tiến hành điều tra với điều kiện là các nhà sản xuất và xuất khẩu này phải chứng minh đợc rằng mình không có liên quan gì đến các nhà sản xuất và các nhà xuất khẩu của nớc xuất khẩu đang phải chịu thuế chống bán phá giá này. Việc xem xét lại nói trên phải đợc tiến hành trên cơ sở khẩn trơng nh việc định thuế thông thờng và các thủ tục rà soát tại nớc nhập khẩu. Không đợc phép đánh thuế chống bán phá giá đối với các nhà sản xuất và nhà xuất khẩu đang thuộc diện xem xét lại. Tuy nhiên các cơ quan có thẩm quyền có quyền giữ mức định thuế và / hoặc yêu cầu bảo lãnh để có thể đảm bảo đợc rằng nếu nh việc xem xét lại đa đến kết quả là phải đánh thuế đối với các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất này thì thuế chống bán phá giá đó có thể đợc thu trên cơ sở hồi tố tính từ ngày bắt đầu việc xem xét lại.

Thuế chống bán phá giá có hiệu lực trong vòng 5 năm kể từ khi đợc áp dụng. Sau thời hạn này, nếu có yêu cầu tiếp tục duy trì thuế chống bán phá giá của các bên có liên quan, cơ quan hữu quan có thể xem xét lại liệu việc tiếp tục áp dụng thuế chống bán phá giá có còn cần thiết nữa hay không, liệu các tác hại của việc bán phá giá có còn tiếp diễn hay lại xảy ra hay không nếu thuế chống bán phá giá đợc điều chỉnh hay loại bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên việc xem xét này chỉ đợc thực hiện với điều kiện là khoảng thời gian hợp lý đã hết kể từ khi chính thức áp dụng thuế chống bán phá giá. Sau khi đã tiến hành xem xét, cơ quan có thẩm quyền có thể quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá là không cần thiết và loại thuế này sẽ đợc ngừng áp dụng ngay hoặc sẽ tiếp tục duy trì việc áp dụng thuế nếu xét thấy việc hết hạn hiệu lực của thuế chống bán phá giá có thể dẫn tới sự tiếp tục cũng nh tái phát sinh hiện tợng phá giá và các thiệt hại.

Các biện pháp chống bán phá giá đợc tập hợp lại thành luật chống bán phá giá của các quốc gia với mục đích ban đầu là ngăn chặn mọi hành vi bán phá giá trong điều kiện thơng mại quốc tế ngày nay đã phát huy vai trò tích cực của mình và đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các thành viên tham gia thơng mại. Thế nhng, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt nh hiện nay, nhiều quốc gia, nhằm trợ giúp nền sản xuất trong nớc, đã biến luật chống bán phá giá của nớc mình trở thành một công cụ bảo hộ. Các vụ kiện chống bán phá giá đã trở thành phổ biến trong thơng mại quốc tế. Bất cứ nhà sản xuất nào hay ngành công nghiệp nào khi gặp khó khăn, chịu sức ép cạnh tranh từ bên ngoài đều có thể đâm đơn kiện hàng hoá nớc ngoài bán phá giá. Những quy định chặt chẽ của luật chống bán phá giá đôi khi trở thành những rào cản trong xu thế tự do hoá thơng mại hiện nay. Những thủ tục điều tra rắc rối, phức tạp, gây tốn kém, những biện pháp chống bán phá giá nghiêm ngặt, nặng nề đã gây thiệt hại cho các nhà xuất khẩu. Những nhà xuất khẩu đã trở thành nạn nhân của việc lạm dụng luật chống bán phá giá. Hiệp hội những ngời chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) hiện cũng đang là một nạn nhân nh vậy khi bị Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA) vô lý kiện bán phá giá cá tra và cá basa xuất khẩu sang Mỹ. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này ta sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu về diễn biễn vụ kiện.

Chơng II

Diễn biễn vụ kiện tranh chấp bán phá giá cá tra và cá basa sang thị trờng Mỹ. I. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ. 1. Xuất khẩu thuỷ sản.

Thuỷ sản từ lâu nay vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bên cạnh những mặt hàng xuất khẩu khác nh dầu khí, gạo, dệt may. Theo chủ trơng chính sách của Việt Nam là phát triển đẩy mạnh xuất khẩu những ngành mà Việt nam có thế mạnh, do đó mà kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong những năm gần đây luôn tăng. Nếu nh năm 1992, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản mới đạt 307 triệu USD thì đến năm 2000 con số này đã lên tới 1470 triệu USD, chiếm gần 10 % kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Bảng3: Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Đơn vị: Triệu USD

Mặt hàng 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng KN 2581 2985 4054 5200 7255 8759 9356 11490 - Dỗu thô 805 861 976 1056 1200 1063 1246 2010 3382 Dệt may 211 350 550 750 1150 1351 1450 1682 1892 Giày dép 16 24 115 296 530 965 960 1406 1415 Gạo 405 335 420 538 868 891 1024 1030 671 Thuỷ sản 307 370 480 621 652 781 850 982 1419 Cà phê 83 95 300 560 390 455 590 590 489

Nguồn: Bộ Thơng Mại

Trong số các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu thì tôm chiếm vị trí chủ lực chiếm trên 50% giá trị xuất khẩu năm 2001, với trị giá 777,82 triệu USD. Giá trị các sản phẩm cá tăng nhanh qua các năm, đặc biệt là cá đông lạnh từ 10,27% năm1999, nay đã chiếm trên 15%, tăng 131% về mặt trị giá xuất khẩu so với năm1999. Mặt hàng khô đã có sự gia tăng đáng kể về giá trị và sản lợng, năm 1999 tổng sản lợng hàng khô khoảng 16.000 tấn thì đến năm 2001 đã đạt trên 30 nghìn tấn với giá trị 196,83 triệu USD, đa tỷ trọng từ 8,35% năm 1999 lên

khoảng 13,27% năm 2001 trong cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu (xem biểu đồ kèm theo)

Bảng 4: xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam theo mặt hàng qua các năm.

Mặt hàng 1999 2000 2001 SL (tấn) GT (trUSD) SL (tấn) GT (trUSD) SL(tấn) GT (trUSD) Bạch tuộc đông lạnh 15.509 32,08 13.421 26,47 20.583 35,18 Cá ĐL 3.636 96,05 56.052 165,8 74.093 221,95 Cá khô 3.732 9,63 6.514 16,33 12.906 36,84 Cá ngừ 6.388 18,48 5.912 23 14.475 58,59 Cua 1.881 5,27 2.952 10,1 5.427 28 Mặt hàng khác 57.199 123,31 74.260 220,24 99.839 32,65 Mực ĐL 21.928 75,49 21.241 82,42 2.069 80,71 Mực khô 10.040 54,41 26.423 211,32 18.109 153,81 Nghêu,ghẹ, sò,ốc 12.761 32,06 1.607 61,18 18.465 49,54 Ruốc khô 1.914 3,74 1.325 3,46 2.743 3,81 Tôm ĐL 61.333 482,30 66.703 654,21 87.151 777,82 Tôm hùm, tôm vỗ 30 0,24 79 0,54 105 2,4 Tôm khô 692 2,45 637 2,55 520 2,37 Tổng 197.043 935,51 277.126 1.477,62 356,485 1483,63

Nguồn: Trung tâm thông tin KHKT và kinh tế thuỷ sản - Bộ Thuỷ Sản.

Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực vẫn ổn định trong thời gian gần đây. Trong 6 tháng đầu năm 2002, tôm vẫn giữ vị trí chủ lực với 41% kim ngạch xuất khẩu, tiếp đến là mặt hàng cá các loại với 27%. Và trong thời gian tới tỷ lệ này vẫn sẽ đợc duy trì do nhu cầu ổn định ở các thị trờng. Thị trờng EU có một chút khó khăn về những quy định vệ sinh thực phẩm nhng trong thời gian tới các doanh nghiệp thuỷ sản sẽ khắc phục đợc và lấy lại đợc mức xuất khẩu sang thị trờng này nh cũ.

Bảng 5: Tỷ lệ xuất khẩu thuỷ sản theo mặt hàng 6 tháng đầu năm 2002

41%17% 17% 8% 7% Tôm Cá Hải sản khác

Nguồn: Trung tâm thông tin KHKT và kinh tế thuỷ sản - Bộ Thuỷ Sản.

Thị trờng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam rất đa dạng, trong đó có một số thị trờng truyền thống là Nhật Bản, EU và giờ đây nổi lên thị trờng Mỹ. Mỹ hiện trở thành thị trờng xuất khẩu thuỷ sản quan trọng, chiếm vị trí dẫn đầu, với thị phần tăng mạnh từ 5,15 % năm 1997 lên 20,38% năm 2000. Năm 1998, giá trị hàng thuỷ sản xuất sang Mỹ đạt trên 80 triệu USD thì đến năm 2000 đã tăng lên trên 300 triệu và năm 2001 đã đạt trên 500 triệu, vợt qua Nhật – vốn là thị trờng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2002, giá trị thuỷ sản xuất sang Mỹ đã chiếm 29,5% giá trị thuỷ sản xuất khẩu với 37.685 tấn đạt giá trị 249.044 triệu USD

Bảng 6: Xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch theo thị trờng

Đơn vị:triệu USD

Thị trờng 1997 1998 1999 2000 Châu á (không kể NB) 236,45 234,82 273 412,4 Châu Âu 75,17 93,4 89,98 71,78 Mỹ 39,24 80,15 130,04 301,31 Nhật Bản 382,78 357,54 383,07 469,48 Thị trờng khác 27,82 52,08 62,78 223,64 Tổng 761,46 817,99 938,87 1.478,61

Nguồn: Trung tâm thông tin KHKT và kinh tế thuỷ sản - Bộ Thuỷ Sản.

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2002, số lợng xuất khẩu thuỷ sản xuất sang Mỹ đã đạt 8.683 tấn tơng đơng 71,982 triệu USD, tăng 31,2% về mặt giá trị và trong thời gian tới con số này chắc chắn sẽ lên cao do nhu cầu của thị trờng Mỹ là rất lớn và thuỷ sản Việt Nam đang có một vị trí rất tốt trên thị trờng này.

Bảng 7: xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trờng chính của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2002 Đơn vị: KL: tấn GT: tr USD Thị trờng chính Tháng 6/2002 So với tháng 6/2001 (%) 6 tháng 2002 Sovới6tháng2001 (%) KL GT KL GT KL GT KL GT Mỹ 9.683 71.982 +30,9 +31,2 37.685 249,044 +21,5 +18,1 Nhật Bản 7.811 48.054 -8,0 -12,2 40.632 216,854 +8,3 -3,4 Trung Quốc+HK 6.564 24.525 +11,8 -9,6 41.976 158,122 +24,3 +5,0

Asean 2.952 7.989 +81,3 +45,4 11.535 30,900 +11,7 +10,4

EU 3.118 9.001 -19,8 -19,3 11.482 30,395 -31,8 -46,7

Các nớc

khác 8.747 52.725 +11,5 +134,4 45.862 159,719 +19,8 -0,8

Tổng 38.875 214.276 + 10,7 +21,8 1 189.172 845,034 +12,8 5 + 1,6

Nguồn: Trung tâm thông tin KHKT và kinh tế thuỷ sản - Bộ Thuỷ Sản.

Bản thân thuỷ sản cũng là một trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Mỹ, bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu khác nh cao su, cà phê... Trong số các mặt hàng thuỷ sản, thì mặt hàng tôm là mặt hàng chủ yếu, tiếp theo là các mặt hàng mực, cá các loại nh cá ngừ đại dơng, cá thu. Theo bảng sau có thể thấy thị trờng Mỹ là thị trờng tiêu thụ tôm và cá chủ yếu của Việt Nam, những mặt hàng mà ta có thế mạnh. Mỹ tiêu thụ tới 36,11% khối lợng tôm xuất khẩu và 25,36% khối lợng cá và tỷ lệ này liên tục tăng qua các năm cùng với thị trờng các nớc Asean trong khi thị trờng EU thời gian gần đây kim ngạch giảm sút do thị trờng này ban hành các quy định mới về an toàn vệ sinh thực phẩm mà đặc biệt là tôm, kim ngạch xuất khẩu sang thị trờng này 6 tháng đầu năm nay đã giảm 68,3% tơng đơng với mức giảm khối lợng xuất khẩu là 81,8% so với 6 tháng đầu năm 2001.

Bảng 8: Xuất khẩu tôm sang thị trờng các nớc 6 tháng đầu năm 2002 Thị trờng 6 tháng 2002 So với 6 tháng 2001(%) KL (tấn) GT (tr USD) KL GT Mỹ 15.202 160,746 +56,3 +34,2 Nhật Bản 19.206 129,439 +20,3 -3,8 Trung Quốc(+HK) 2.285 17,706 +36,3 +44,4 Asean 1.055 8,504 +118,1 +116,5 EU 796 4,910 -87,1 -84,3 Các nớc khác 3.560 26,813 -4,1 -2,0

Nguồn: Trung tâm thông tin KHKT và kinh tế thuỷ sản - Bộ Thuỷ Sản.

Bảng 9: Xuất khẩu cá sang thị trờng các nớc 6 tháng đầu năm 2002

Thị trờng 6 tháng 2002 So với 6 tháng 2001(%) KL (tấn) GT(tr USD) KL GT Mỹ 16.840 70,234 +10,1 -2,3 Nhật Bản 16.637 63,406 +52,1 +89,4 Trung Quốc(+HK) 7.916 33,046 -18,6 -4,5 Asean 4.744 8,959 +3,1 -9,8 EU 3.164 8,582 +32,4 +24,4 Các nớc khác 17.090 45,196 +9,6 +27,8

Nguồn: Trung tâm thông tin KHKT và kinh tế thuỷ sản - Bộ Thuỷ Sản.

Đặc biệt, trong các mặt hàng cá thì có mặt hàng cá basa ngày càng đợc a chuộng với tỷ trọng xuất khẩu ngày càng tăng. Nếu nh năm 1997, kim ngạch xuất khẩu cá basa và cá tra sang Mỹ mới chỉ đạt trên 230 nghìn USD chiếm 0,4% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ thì đến năm 2001, kim ngạch xuất khẩu cá tra và basa đã đạt gần 22 triệu USD, chiếm 4,5% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản.

Tình hình xuất khẩu cụ thể mặt hàng cá basa sang thị trờng Mỹ sẽ đợc nói rõ hơn trong phần 2 dới đây.

Một phần của tài liệu Vụ tranh chấp bán phá giá cá tra, cá basa và bài học kinh nghiệm đối với hàng xuất khẩu Việt Nam - Trịnh Thị Vân Anh (Trang 27 - 34)