Giảm thiểu nguy cơ bị áp đặt các biện pháp chống bán phá giá.

Một phần của tài liệu Vụ tranh chấp bán phá giá cá tra, cá basa và bài học kinh nghiệm đối với hàng xuất khẩu Việt Nam - Trịnh Thị Vân Anh (Trang 71 - 76)

II. Những bài học kinh nghiệm đối với hàng xuất khẩu Việt Nam 1 Bài học kinh nghiệm về việc phòng tránh việc bị áp dụng các biện pháp

1.2. Giảm thiểu nguy cơ bị áp đặt các biện pháp chống bán phá giá.

Nh đã phân tích, một khi doanh nghiệp bị kiện bán phá giá thì doanh nghiệp đó phải theo đuổi quá trình kiện tụng rất phức tạp, tốn kém và một khi bị kết luận là có bán phá giá thì thiệt hại còn nặng nề hơn rất nhiều lần. Do đó, vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp xuất khẩu là phải làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ bị áp đặt các biện pháp chống bán phá giá trong tơng lai.

1.2.1. Biện pháp áp dụng cho các giao dịch trong tơng lai.

Vì việc bán phá giá có nghĩa là bán hàng hoá xuất khẩu sang một nớc khác với giá thấp hơn giá trị thông thờng của hàng hoá đó tại thị trờng nội địa của nhà xuất khẩu đó, cho nên để tránh rủi ro phải chịu thuế chống bán phá giá, các doanh nghiệp xuất khẩu phải đảm bảo rằng giá xuất khẩu đợc tính toán hợp lý sao cho giá trị xuất khẩu không đợc thấp hơn giá trị thông thờng. Việc xác định giá xuất khẩu nên dựa theo giá chuẩn tại nớc nhập khẩu, thờng do Bộ Thơng Mại của nớc đó quy định. Các mức giá chuẩn đợc xây dựng dựa trên các giá trị thay thế đã đợc tính toán (“Giá chuẩn tính theo chi phí”) sử dụng phơng pháp tính toán của Bộ Thơng Mại nớc nhập khẩu. áp dụng mức giá chuẩn là biện pháp đề phòng hiện thực nhất mà một doanh nghiệp có thể thực hiện. Các chiến lợc xác định giá chuẩn thay đổi phụ thuộc vào mức độ cẩn trọng mà các doanh nghiệp muốn áp dụng. Đây cũng là công việc nặng nề nhất, tuy nhiên vấn đề này không thể coi nhẹ. Việc tính giá chuẩn thờng đợc dựa trên giá trị thay thế. Giá chuẩn có thể đợc sử dụng là giá sàn tại nớc nhập khẩu. Phơng pháp tính giá

chuẩn đơn giản nhất (nhng có độ chính xác thấp nhất) là lấy chi phí sản xuất giao động cộng chi phí vận chuyển và phí hải quan ớc tính. Một phơng pháp chính xác hơn là lập giá sàn bao gồm toàn bộ phí sản xuất thay thế (sử dụng ph- ơng pháp tính toán của Bộ Thơng Mại và sử dụng các yếu tố sản xuất đầu vào của các thành viên xuất khẩu và giá trị thay thế, cộng chi phí quản lý chung, chi phí hành chính và lợi nhuận) cộng với chi phí vận chuyển và phí hải quan. Rõ ràng là việc thiết lập, phổ biến, áp dụng giá chuẩn theo kỳ nh vậy, đặc biệt tính chi phí sản xuất của các thành viên xuất khẩu sử dụng phơng pháp giá trị thay thế là một việc làm rất khó khăn. Theo hệ thống này, công việc hoạch định cơ chế ban đầu của các thành viên xuất khẩu phải bảo đảm đợc rằng giá sản phẩm của mình bán tại nớc nhập khẩu luôn phải cao hơn giá sàn đã đợc tính toán. Hơn nữa, các thành viên xuất khẩu cũng cần phải giám sát tính thờng xuyên và số lợng các khoản giảm giá hoặc hạ giá, nếu có, để đảm bảo rằng giá của mình áp dụng tại nớc nhập khẩu phải cao hơn giá sàn đã đợc tính toán.

Việc thiết lập một hệ thống giá sàn có tầm quan trọng đặc biệt và tính nhạy cảm cao, liên quan đến các ớc tính về doanh số bán, giá trị thay thế và hoạt động tiếp thị. Các giá sàn này cần phải chính xác để đảm bảo một mặt tuân thủ các quy định về chống phá giá, nhng mặt khác vẫn phải bảo đảm mức giá cạnh tranh và thực tế.

Mặc dù hệ thống giá chuẩn có thể rất đáng tin cậy trong phạm vi các nhà xuất khẩu tuân thủ các quy định về thu thập số liệu theo luật thuế chống phá giá, nhng thông thờng việc các doanh nghiệp thực hiện toàn bộ các thủ tục này là không thực tế vì tính chất tổng hợp và cụ thể của chúng. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu lựa chọn xác lập một hệ thống giá chuẩn, thì doanh nghiệp đó phải xác định đợc sự cân bằng giữa việc xây dựng một hệ thống quản trị thu thập số liệu và xác định giá, với việc hệ thống này phải đạt mức độ chính xác nh mình mong muốn.

Đối với các chi phí sản xuất thay thế, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải quyết định giữa việc thu thập các số liệu thực tế về quá trình sản xuất căn cứ trên hồ sơ lu trữ của các thành viên xuất khẩu khác hoặc chỉ dựa vào các số liệu dễ có

và đợc duy trì trên cơ sở đều đặn, ví dụ nh số liệu kế hoạch sản xuất hoặc ngân sách. Việc tính các chi phí trực tiếp (ví dụ nh chi phí vận chuyển, bảo hiểm, bảo hành và tín dụng) trên cơ sở tính tổng số và phân bổ thờng dễ thực hiện hơn là trên cơ sở tính theo từng khách hàng hoặc từng giao dịch bán hàng cụ thể nh các nớc nhập khẩu thờng yêu cầu. Cuối cùng, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng phải quyết định tần suất thiết lập hệ thống giá chuẩn, ví dụ: theo tháng, theo quý hoặc bất kỳ thời hạn nào khác.

Nếu nh doanh nghiệp xuất khẩu quyết định thiết lập hệ thống giá chuẩn, doanh nghiệp nên dùng các thông tin sẵn có về tổng số phí và chi phí thay thế, trong giới hạn cho phép, và nên lập hệ thống giá chuẩn không quá một quý một lần. Đồng thời các doanh nghiệp đó cũng nên bảo đảm rằng hệ thống giá chuẩn đợc sử dụng nhằm mục đích hớng dẫn không chính thức để bảo đảm tính linh hoạt và khả năng thích ứng các nhu cầu thị trờng, khi cần thiết.

1.2.2. Giám sát khả năng bị áp đặt thuế chống phá giá đối với các giao dịch trớc đây.

Một biện pháp đề phòng nữa là rà soát lại chính sách giá và điều kiện thị tr- ờng áp dụng cho các giao dịch trớc đây để đánh giá khả năng bị áp đặt thuế chống phá giá. Nhà xuất khẩu có thể áp dụng các biện pháp này để bổ sung hoặc thay thế các biện pháp giám sát khả năng bị áp đặt thuế chống phá giá cho các giao dịch trong tơng lai. Các biện pháp này thay đổi tuỳ thuộc vào phạm vi và mục đích áp dụng.

1.2.3. Giám sát rủi ro chung.

Một số nhà xuất khẩu thờng xuyên giám sát tình hình ngành sản xuất nội địa của nớc nhập khẩu, giá cả của đối thủ cạnh tranh của họ, và xu hớng nhập khẩu chung. Bằng việc “đo nhiệt độ” ngành sản xuất và thị trờng trong nớc theo cách này, các nhà xuất khẩu hy vọng sẽ đánh giá đợc rủi ro có thể dự kiến bán phá giá trong tơng lai gần. Rõ ràng là cách làm này hoàn toàn không khó đối với họ. Đây cũng là một công cụ hữu hiệu để đánh giá rủi ro. Tuy nhiên, biện pháp này sẽ chỉ nên đợc sử dụng cùng với các biện pháp đề phòng khác. Nếu đợc áp dụng

đơn lẻ, hiệu quả bảo vệ của biện pháp này rất thấp vì cho dù có đợc cảnh báo trớc đi nữa thì các doanh nghiệp xuất khẩu cũng không thể thay đổi đợc mức giá bán hàng trớc đó và có khả năng sẽ có đơn khiếu nại về bán phá giá đối với các giao dịch trớc đó. Đồng thời, các cơ quan chức năng có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc giám sát các rủi ro chung bằng cách thờng xuyên nghiên cứu các số liệu nhập khẩu, nghiên cứu các báo cáo thơng mại liên quan và tìm hiểu các thông tin thị trờng liên quan đến các vụ kiện mới nhất về áp dụng các biện pháp phá giá có thể xảy ra.

Một biện pháp có tính tổng hợp hơn giám sát khả năng bị áp đặt thuế chống phá giá đối với các giao dịch trớc đây là phân tích giá bán và các chi phí thay thế trong một giai đoạn tợng trng nhằm mục đích xác định khả năng bị áp đặt thuế chống phá giá. Nh đã biết, việc phân tích thờng kỳ khả năng bị áp đặt thuế chống phá giá cho các giao dịch trớc đây cũng có thể đợc sử dụng cùng với việc thiết lập hệ thống giá chuẩn áp dụng trong tơng lai, vì biện pháp này có thể kiểm tra đợc hiệu quả của hệ thống giá chuẩn.

Trên đây là một số biện pháp mà các doanh nghiệp xuất khẩu có thể áp dụng để tránh nguy cơ bị áp đặt thuế chống bán phá giá. Để các định các biện pháp đề phòng thích hợp, các doanh nghiệp xuất khẩu phải xác định sự tơng quan giữa rủi ro phải chịu thuế chống phá giá với chi phí thực hiện các biện pháp đề phòng và trên cả hai phơng diện đều phải tính đến nguồn áp đặt đối với khâu bán hàng.

Cho dù các doanh nghiệp xuất khẩu có thể lựa chọn áp dụng các biện pháp tuân thủ nào thì cũng không thể bảo đảm rằng họ sẽ không bao giờ phải chịu một phán quyết là bán phá giá. Kết luận này xuất phát từ tính phức tạp của luật thuế chống phá giá, thẩm quyền hành chính của cơ quan điều tra khi tính toán thu nhập có đợc do áp dụng các biện pháp phá giá, và thực tế cơ quan đó tiến hành phân tích các giao dịch đã xảy ra từ trớc. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp đề phòng sẽ giảm nguy cơ đi đến kết luận là có bán phá giá và phải chịu thuế chống phá giá.

Ngoài những biện pháp giảm thiểu trên thì doanh nghiệp cũng cần có sự phối hợp của các cơ quan nhà nớc mà trong trờng hợp này là của Bộ Thơng Mại. Bộ này cần phải tăng cờng công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và cấp C/O tốt hơn. Vì thực tế hiện nay có tình trạnh là C/O của Việt Nam bị làm giả rất nhiều. Hàng nớc ngoài khi xuất sang các thị trờng khác lại mang xuất xứ Việt Nam khiến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tại thị trờng đó tăng lên cao hơn nhiều so với thực tế. Đây là cơ sở để nớc nhập khẩu kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá vì họ chỉ lấy lợng hàng xuất khẩu mang C/O Việt Nam làm cơ sở để xem xét khả năng gây thiệt hại của hàng Việt Nam đối với thị trờng họ. Chính vì vậy, Bộ Thơng Mại cần phải tăng cờng hơn nữa vấn đề cấp C/O, hạn chế tối đa trờng hợp C/O bị làm giả, bị lợi dụng để phía nớc ngoài không đa ra con số quá khác biệt với phía Việt Nam trong thống kê hàng xuất khẩu có xuất xứ Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một vấn đề là hàng xuất khẩu của Việt Nam trong các cuộc điều tra bán phá giá thờng bị gán với hàng hoá xuất khẩu cùng loại của một số nớc khác. Các quốc gia thờng nhân tiện đánh thêm thuế chống bán phá giá với hàng Việt Nam khi xem xét đánh thuế chống bán phá giá đối với một số nớc có kim ngạch xuất khẩu lớn hơn Việt Nam nhiều lần. Ví dụ, Canada đánh thuế chống bán phá giá chủ yếu đối với mặt hàng tỏi của Trung Quốc, đồng thời mở rộng đánh thêm hàng Việt Nam. (Khối lợng xuất khẩu tỏi của Việt Nam sang Canada không bằng 1/10 mức xuất khẩu tỏi bình quân của Trung Quốc). Tơng tự nh vậy, Ba Lan đánh thuế chống bán phá giá đối với bật lửa Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Nh vậy có thể thấy rằng dù có áp dụng các biện pháp giảm thiểu nguy cơ bị áp dụng thuế chống bán phá giá thì khả năng bị điều tra vẫn có và nó nằm ngoài tầm kiểm soát của các doanh nghiệp xuất khẩu. Chính vì vậy, song song với việc đề ra các biện pháp giảm thiểu nguy cơ bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chúng ta cũng cần phải rút ra một số bài học kinh nghiệm trong trờng hợp đối mặt với một vụ kiện bán phá giá nh vụ tranh chấp bán phá giá cá tra và basa.

Một phần của tài liệu Vụ tranh chấp bán phá giá cá tra, cá basa và bài học kinh nghiệm đối với hàng xuất khẩu Việt Nam - Trịnh Thị Vân Anh (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w