Liên kết với ngời tiêu dùng và nhà nhập khẩu của nớc nhập khẩu

Một phần của tài liệu Vụ tranh chấp bán phá giá cá tra, cá basa và bài học kinh nghiệm đối với hàng xuất khẩu Việt Nam - Trịnh Thị Vân Anh (Trang 80 - 83)

II. Những bài học kinh nghiệm đối với hàng xuất khẩu Việt Nam 1 Bài học kinh nghiệm về việc phòng tránh việc bị áp dụng các biện pháp

2.3.Liên kết với ngời tiêu dùng và nhà nhập khẩu của nớc nhập khẩu

2. Những bài học kinh nghiệm trong trờng hợp đối mặt với một vụ kiện bán phá giá.

2.3.Liên kết với ngời tiêu dùng và nhà nhập khẩu của nớc nhập khẩu

Trong trờng hợp đối mặt với một vụ kiện bán phá giá thì việc liên kết với ng- ời tiêu dùng và nhà nhập khẩu nớc nhập khẩu sẽ giúp cho các doanh nghiệp

xuất khẩu bị kiện có một đồng minh lớn trong quá trình theo kiện. Để hiểu về điều này thì trớc hết phải hiểu rõ bản chất của một vụ kiện bán phá giá. Nhìn bên ngoài thì nó là mâu thuẫn giữa nhà sản xuất trong nớc với nhà nhập khẩu hay nhà xuất khẩu. Nhà sản xuất kiện một sản phẩm bán phá giá tức là kiện nhà sản xuất bán phá giá hàng hóa đó hay kiện nhà nhập khẩu hàng hoá bị bán phá giá làm ảnh hởng trực tiếp đến lợi ích của nhà sản xuất. Trong trờng hợp có kết luận bán phá giá thì coi nh nhà sản xuất đã loại trừ đợc sự cạnh tranh từ hàng hóa bị bán phá giá còn các nhà xuất khẩu/nhập khẩu thì cũng coi nh mất hẳn thị trờng vì họ không thể xuất/nhập hàng hóa với mức thuế bán phá giá áp đặt cao (thờng trên 100%). Nh vậy, nhìn bề ngoài thì rõ ràng một vụ kiện bán phá giá là thể hiện mâu thuẫn giữa nhà sản xuất nớc nhập khẩu với ngời xuất khẩu hoặc bản thân nhà nhập khẩu. Nhng xét về mặt xã hội thì thực ra ngời tiêu dùng là ngời phải chịu gánh nặng của thuế chống bán phá giá. Vì các loại thuế nhập khẩu cũng nh thuế chống bán phá giá chỉ là các loại thuế gián thu, ngời tiêu dùng chính là ngời phải trả các loại thuế đó, còn nhà nhập khẩu chỉ đóng vai trò là ngời thu hộ, nộp hộ thuế. Nh vậy, tác động của việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với nhà xuất khẩu và theo đó tới nhà nhập khẩu là khiến giá cả hàng hóa nhập khẩu bị đẩy mức quá cao khiến cho số lợng tiêu thụ giảm và họ sẽ hầu nh mất hết khả năng cạnh tranh trên thị trờng xuất khẩu. Còn đối với ngời tiêu dùng, hậu quả trực tiếp hơn, họ sẽ không còn đợc tiêu dùng sản phẩm mà mình a thích và nếu nh họ cố gắng mua đợc những sản phảm đó thì buộc phải trả một số tiền lớn hơn nhiều so với mức giá trớc đây.

Có thể thấy rằng quyền lợi của ngời tiêu dùng và nhà nhập khẩu nớc nhập khẩu cũng bị ảnh hởng nặng nề trong trờng hợp một vụ kiện bán phá giá và do đó các nhà xuất khẩu cần liên kết với họ để cùng nhau lên tiếng bảo vệ lợi ích của mình. Vì thực ra cơ quan điều tra trớc khi đa ra bất cứ một quyết định nào cũng đều xem xét lợi ích của các bên (trong trờng hợp vụ kiện chống bán phá giá thì đó là lợi ích của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và ngời tiêu dùng) và điều hòa các lợi ích đó. Một khi các nhà nhập khẩu và ngời tiêu dùng lên tiếng bảo vệ quyền lợi của mình thì cơ quan điều tra phải cân nhắc các lợi ích đó và phán

quyết của họ sẽ trở nên có lợi hơn đối với ngời xuất khẩu trong trờng hợp họ không liên kết.

Nh vậy là để bảo vệ quyền lợi của mình, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi phải đối mặt với một vụ kiện bán phá giá nên liên kết ngay với những ngời tiêu dùng và nhập khẩu của nớc kiện. Thông thờng ở những quốc gia phát triển nh Mỹ hay liên minh châu Âu, những ngời tiêu dùng thờng tập hợp thành hội những ngời tiêu dùng nhằm bảo vệ cho quyền lợi của mình. Những hội ngòi tiêu dùng nh vậy có vai trò rất lớn vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải ngay từ đầu thiết lập quan hệ với những hội nh thế này. Thế nhng thực ra vấn đề liên kết với ngời tiêu dùng hoàn toàn là vấn đề mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này xuất phát từ thực tế trong nớc, do nền kinh tế nớc ta vẫn cha phát triển nên vấn đề bảo vệ ngời tiêu dùng vẫn cha đợc quan tâm và bản thân ngời tiêu dùng cũng không nhận thức đợc tầm quan trọng của mình. Trong nớc không có lấy một hội tiêu dùng để doanh nghiệp liên kết và điều này tạo nên một thói quen xấu của doanh nghiệp là không quan tâm đến ý kiến ngời tiêu dùng ngay cả khi xuất khẩu hàng hoá ra nớc ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam sau khi tìm cách đa đợc sản phẩm của mình vào thị trờng nớc nhập khẩu thì hầu nh bỏ bê tất cả không quan tâm tới việc thu thập ý kiến phản hồi của ng- ời tiêu dùng đối với sản phẩm của mình. Họ vẫn cha nhận thức đợc đầy đủ tầm quan trọng của việc liên kết với hội những ngời tiêu dùng của nớc nhập khẩu, không chỉ trong trờng hợp đối mặt với một vụ kiện bán phá giá. Việc liên kết với ngời tiêu dùng nớc nhập khẩu sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tìm hiểu đ- ợc nhu cầu của thị trờng nớc nhập khẩu về những mặt hàng gì, lợng cầu là bao nhiêu, đặc điểm nhu cầu và những biến động về nhu cầu trên thị trờng đó. Nếu không tìm hiểu rõ về những vấn đề đó thì cầm chắc doanh nghiệp sẽ thất bại trên thị trờng mà mình có ý định xâm nhập. Còn đối với các nhà nhập khẩu của nớc nhập khẩu, việc liên kết với họ không chỉ giúp doanh nghiệp dễ dàng bảo vệ đợc quyền lợi của mình hơn trong trờng hợp phải đối mặt với vụ kiện mà nó còn giúp doanh nghiệp tận dụng đợc hệ thống phân phối rộng rãi, sẵn có của

các nhà nhập khẩu trên thị trờng nớc họ. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiêu thụ đợc nhiều sản phẩm hơn và nâng cao doanh thu xuất khẩu của mình.

Nh vậy là tầm quan trọng của việc liên kết với ngời tiêu dùng và nhà nhập khẩu của nớc nhập khẩu không chỉ dừng lại trong trờng hợp đối mặt với một vụ kiện bán phá giá. Chính vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu của ta phải tích cực hơn nữa trong việc tạo dựng mối liên kết với họ. Các doanh nghiệp cần thờng xuyên cử đại diện của mình sang tìm hiểu thị trờng nớc nhập khẩu, và nếu doanh nghiệp nào có tiềm lực tài chính đủ mạnh thì có thể thiết lập văn phòng đại diện của mình ở nớc nhập khẩu và thờng xuyên duy trì mối liên hệ với hội những ngời tiêu dùng và các nhà nhập khẩu của nớc đó. Nếu làm đợc việc đó thì chắc chắn các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ dễ dàng thâm nhập thị trờng nớc nhập khẩu hơn và đặc biệt là sẽ nhận đợc nhiều sự trợ giúp trong trờng hợp có các tranh chấp thơng mại xảy ra mà điển hình là trong trờng hợp có vụ kiện về bán phá giá.

Một phần của tài liệu Vụ tranh chấp bán phá giá cá tra, cá basa và bài học kinh nghiệm đối với hàng xuất khẩu Việt Nam - Trịnh Thị Vân Anh (Trang 80 - 83)