Tìm hiểu hệ thống pháp luật và quy định của nớc nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Vụ tranh chấp bán phá giá cá tra, cá basa và bài học kinh nghiệm đối với hàng xuất khẩu Việt Nam - Trịnh Thị Vân Anh (Trang 68 - 71)

II. Những bài học kinh nghiệm đối với hàng xuất khẩu Việt Nam 1 Bài học kinh nghiệm về việc phòng tránh việc bị áp dụng các biện pháp

1.1. Tìm hiểu hệ thống pháp luật và quy định của nớc nhập khẩu.

Việc tìm hiểu hệ thống pháp luật và quy tắc của nớc nhập khẩu đợc đặt ra đối với các doanh nghiệp xuất khẩu không chỉ liên quan đến vấn đề bán phá giá và chống bán phá giá. Nó liên quan tới các mặt, các khía cạnh của hoạt động xuất khẩu nói chung. Bởi vì mỗi quốc gia mỗi thị trờng đều có hệ thống luật pháp và những quy định riêng của mình, và hệ thống luật pháp tạo ra một hành lang pháp lý chung buộc mọi doanh nghiệp xuất khẩu khi muốn vào thị trờng các quốc gia phải tuân thủ nghiêm ngặt.

Ngày nay hệ thống luật pháp của các quốc gia ngày càng trở nên phức tạp và tinh vi trong khi đó tầm hiểu biết của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn rất hạn chế. Hay nói đúng hơn là hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đều không nắm đợc những luật lệ và quy tắc của nớc ngoài. Điều này dẫn đến tình trạng làm ăn thiếu hiệu quả và thậm chí thất bại của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Chính vì vậy, vấn đề cần thiết với các doanh nghiệp hiện nay là phải tìm hiểu hệ thống luật pháp và những quy định của nớc mà mình định thâm nhập. Điều này đặc biệt cần thiết khi những thị trờng chính của

chúng ta là những quốc gia, khu vực có hệ thống pháp luật rất phức tạp nh Mỹ, EU. Đơn cử nh EU, đây là một khu vực thị trờng gồm nhiều quốc gia hoạt động theo khuôn khổ pháp luật do Uỷ ban châu Âu đề ra. Khi thâm nhập vào khu vực thị trờng này các doanh nghiệp xuất khẩu buộc phải tuân thủ khuôn khổ pháp luật ấy đồng thời phải tuân theo luật pháp của mỗi quốc gia. Mà bản thân mỗi nớc lại có hệ thống luật khác nhau, thậm chí hoàn toàn trái ngợc nhau. Ví dụ nh hệ thống luật của nớc Anh là theo thông luật (Common Law) dựa trên hai bộ phận chính là luật tục và luật công bằng trong khi hệ thống luật của Pháp lại theo hệ thống châu Âu lục địa, hay còn gọi là pháp luật dân sự (Civil Law). Nếu doanh nghiệp quen thuộc với hệ thống luật của Pháp cứ áp dụng cách hiểu của hệ thốn g luật châu âu lục địa nàyvào cách hiểu của thông luật khi kinh doanh trên nớc Anh sẽ có thể dẫn đến việc vi phạm pháp luật và bị thiệt hại lớn. Hay nh bản thân nớc Mỹ, một nớc bao gồm nhiều bang có tính độc lập tơng đối cao thì ngoài luật Liên Bang áp dụng trên toàn bộ nớc Mỹ, mỗi bang đều có một cơ quan lập pháp riêng với hệ thống pháp luật và những quy tắc thủ tục riêng rất phức tạp. Quy định của bang này có thể tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp nhng quy định của bang khác lại hạn chế hoặc thậm chí ngăn cấm hoạt động của doanh nghiệp đó. Ngay trong trờng hợp vụ tranh chấp bán phá giá cá tra và cá basa, trong khi một số bang miền Nam nớc Mỹ có những chiến dịch tẩy chay cá Việt Nam thì một số bang khác lại bày tỏ sự đồng tình với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, không áp dụng những chính sách hạn chế việc nhập khẩu loại cá này nh các bang miền Nam nói trên. Chính vì đặc điểm của luật pháp Hoa Kỳ nh vậy mà khi kinh doanh trên đất Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cần nghiên cứu luật toàn Liên Bang mà còn phải nghiên cứu luật của từng bang và hoạt động trên mỗi bang đều phải có một chiến lợc kinh doanh riêng.

Có thể thấy đợc rằng hệ thống pháp luật của các quốc gia đều rất phức tạp, mà đó chỉ là hệ thống luật chung, tạo khuôn khổ pháp lý chung cho các thành viên trong cộng đồng hoạt động. Ngoài ra còn có rất nhiều các quy tắc riêng đối với mỗi ngành kinh doanh cụ thể. Những quy tắc quy định này nhiều khi mang

tính chất rào cản và việc tuân thủ nó rất phức tạp. Và các quốc gia thờng tận dụng chúng để bảo hộ nền sản xuất trong nớc của mình. Đơn cử nh những quy định về an toàn thực phẩm mới đây của EU về d lợng kháng sinh trong tôm đã khiến hàng loạt hàng thuỷ sản của các nớc nh Việt Nam, Trung Quốc, Phillipines không thể vào đợc thị trờng này. Riêng Việt Nam thì hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu đều ngng hoặc ít xuất tôm sang EU vì sợ khi phát hiện d lợng kháng sinh, đã không đợc nhận lại hàng lại còn phải trả phí thiêu huỷ hàng. Cha bao giờ việc xuất khẩu tôm sang thị trờng EU lại lao đao nh trong thời gian qua với số lợng tôm xuất sang thị trờng này giảm gần 90% trong nửa đầu năm nay. Từ quy định về d lợng kháng sinh trong tôm, các doanh nghiệp thuỷ sản cần phải liên tục cập nhật các quy định của các nớc nhập khẩu để có thể đoán trớc và đề phòng đối với những rủi ro nh trên từ đó giảm thiểu đợc thiệt hại với mình.

Trên đây là những phân tích về các quy định, quy tắc mang tính rào cản đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Các quy tắc đó rất đa dạng và rất phức tạp. Bản thân luật chống bán phá giá của các quốc gia cũng là một loại rào cản nếu nó bị lạm dụng quá mức. Đây là loại rào cản thơng mại mà hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu phải e ngại nhng buộc phải chấp nhận khi tham gia vào thơng mại thế giới. Vì thực tế cho thấy khi một ngành nào đó phát triển và đợc hoàn thiện trên quy mô toàn cầu, nó sẽ làm đảo lộn những thị trờng truyền thống, làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các nhà sản xuất với nhau, giữa nhà sản xuất và ngời tiêu dùng, giữa nớc này với nớc khác. Sự vận động đó sẽ chẳng bao giờ chấm dứt bởi nó là động lực chính thúc đẩy nền kinh tế phát triển, mang lại lợi ích cho ngời tiêu dùng. Nhng sự vận động đó cũng có mặt trái của nó khi mà tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt khiến các nhà sản xuất, các quốc gia buộc phải áp dụng các chính sách bảo hộ trong đó biện pháp hiệu quả là áp dụng luật chống bán phá giá. Xu hớng hiện nay là cứ có một mặt hàng nào nhập khẩu vào một thị trờng với số lợng bắt đầu nhiều và các nhà sản xuất kinh doanh mặt hàng này tại thị trờng đó cảm thấy bị thiệt hại là họ đi kiện các doanh nghiệp xuất khẩu bán phá giá. Và biện pháp chống bán phá giá hiện không chỉ đợc các quốc gia đang phát

triển sử dụng nh một thứ vũ khí để bảo vệ nền sản xuất còn yếu kém của mình mà nó còn đợc các ông lớn trong nền kinh tế thế giới nh Mỹ, EU, Canada đặc biệt a dùng. Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi định xuất khẩu một mặt hàng sang một thị trờng nào đó cần phải nghiên cứu kỹ luật chống bán phá giá của nớc đó nhằm đề ra các biện pháp tránh nguy cơ bị áp đặt thuế chống bán phá giá cho mình.

Một phần của tài liệu Vụ tranh chấp bán phá giá cá tra, cá basa và bài học kinh nghiệm đối với hàng xuất khẩu Việt Nam - Trịnh Thị Vân Anh (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w