Nguyên nhân của những tồn tại: 3.1 Nguyên nhân khách quan:

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 66 - 73)

II. Thực trạng công tác thẩm định tại Ngân hàng Ngoại thơng Việt Nam:

c. Tình hình SXKD của doanh nghiệp:

2.3. Nguyên nhân của những tồn tại: 3.1 Nguyên nhân khách quan:

3.1. Nguyên nhân khách quan:

-Hệ thống thông tin kinh tế thị trờng, giá cả nói chung và thông tin rủi ro trong hệ thống ngân hàng nói riêng đều ở tình trạng phân tán, kém hiệu quả, qui mô nhỏ bé, không đầy đủ, kịp thời, thiếu chính xác, đôi khi thông tin còn bị nhiễu gây khó khăn cho công tác thẩm định. Hiện nay cha

có những hớng dẫn cụ thể về kỹ thuật thẩm định, hệ thống văn bản còn sơ sài, không thống nhất. Điều đó đợc thể hiện qua :

+Đối với nhiều doanh nghiệp nhà nớc, việc hạch toán không phản ánh đợc thực chất, có khi quyết toán và duyệt quyết toán chậm. Chế độ kiểm toán bắt buộc mới chỉ áp dụng đối với những công ty nớc ngoài, còn đối với doanh nghiệp nhà nớc, đối tợng chủ yếu của ngân hàng thì hầu nh không áp dụng. Điều này khiến ngân hàng gặp nhiều khó khăn khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp do số liệu quyết toán cha đợc kiểm toán, các báo cáo của doanh nghiệp nh bảng cân đối kế toán, báo cáo tình hình công nợ, báo cáo kết quả kinh doanh... chỉ có tính tơng đối, độ tin cậy thấp.

+Mặt khác, đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, một số doanh nghiệp t nhân thờng đồng thời lên hai cân đối lỗ riêng và lãi riêng. Để đối phó với các cơ quan thuế, tài chính, doanh nghiệp t nhân sử dụng cân đối lỗ để chịu thuế thấp, trong khi lại sử dụng cân đối lãi để che mắt ngân hàng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Nhà nớc cũng nh ngoài quốc doanh thờng có những hoạt động tài chính ngầm mà ngân hàng khó có thể kiểm soát đ- ợc. Việc thu thập thông tin qua các bạn hàng của doanh nghiệp cũng tỏ ra không mấy khả thi do các doanh nghiệp thờng thông đồng với nhau để cung cấp thông tin, số liệu ảo cho ngân hàng. Các số liệu báo cáo nghành cũng rất chung chung, nhiều khi không ăn khớp với nhau khiến cán bộ thẩm định gặp lúng túng trong xử lý số liệu.

-Định hớng quy hoạch phát triển kinh tế từng ngành kinh tế kỹ thuật, từng vùng, từng địa phơng, từng tổng công ty cha cụ thể, cha khả thi, hoặc chủ trơng của các ngành hữu quan không thống nhất dẫn đến khó khăn cho công tác thẩm định và quyết định cho vay:

+Các vùng, địa phơng đều muốn phát triển kinh tế một cách nhanh chóng nên ồ ạt xây dựng nhiều nhà máy mà không tính đến khả năng

của vùng. Thậm chí trong một địa phơng mà có tới 2, 3 nhà máy cùng sản xuất 1 loại sản phẩm, cung vợt xa cầu, dẫn đến dự án đầu t không hiệu quả...Sau khi xem xét, tính toán chung, ngân hàng thơng mại này từ chối cho vay nhng ngân hàng thơng mại khác lại cho vay khiến cạnh tranh càng gay gắt, sản phâm ứ đọng.

+Quy hoạch phát triển kinh tế không ổn định, có trờng hợp thay đổi định hớng đột ngột làm chô dự án phải ngừng sản xuất nh chính sách cấm xuất khẩu gỗ.

-Rủi ro tỷ giá biến động: Trong những năm gần đây, tỷ giá hối đoái biến động bất thờng, khó có thể lờng trớc đợc. Điều này đã gây khó khăn không nhỏ cho cả doanh nghiệp và ngân hàng. Các dự án đầu t thờng có hàm lợng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị nhập khẩu lớn. Tỷ giá tăng cao khiến chi phí sản xuất kinh doanh cũng tăng lên, doanh nghiệp khó có thể trả nợ ngân hàng đúng hạn.

-Cơ chế quản lý của Nhà nớc còn lỏng lẻo dẫn đến sơ hở và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có hành vi lừa đảo. Bên cạnh đó, sự chồng chéo, mâu thuẫn của các luật khiến cho cán bộ thẩm định thực hiện không đúng và hiểu sai.

Việc thay đổi thờng xuyên các quy định của Nhà nớc cũng làm cho cán bộ tín dụng không dám cho vay với những dự án có liên quan đến sự thay đổi đó. Ngoài ra sự can thiệp quá sâu của cơ quan quản lý nhà nớc vào các lĩnh vực kinh tế cũng tạo ra sức ép cho ngân hàng và doanh nghiệp.

3.2. Nguyên nhân chủ quan: Đối với ngân hàng:

-Thông tin, số liệu dùng làm căn cứ thẩm định không đầy đủ và thiếu chính xác nên ngân hàng khó có thể đánh giá đúng đắn về tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng nh về dự án đầu t. Nguyên nhân:

+ Do pháp lệnh kế toán cha đợc thực hiện nghiêm túc, nên việc hạch toán của doanh nghiệp nhiều khi không đúng thực chất. Mặt khác, việc hạch toán không đợc cập nhật, doanh nghiệp chỉ có cân đối tài khoản hoặc lập quyết toán theo tháng, quý, thậm chí 6 tháng một lần nên số liệu cung cấp cho ngân hàng thờng là lạc hậu. Trung tâm CIC Ngân hàng Nhà nớc lấy số liệu từ các bảng cân đối tài khoản, bảng thống kê tài sản của doanh nghiệp do các ngân hàng thơng mại cung cấp do vậy cũng bị chậm và thiếu chính xác.

+ Không những số liệu lịch sử về doanh nghiệp thiếu chính xác, số liệu cung cấp trong các báo cáo khả thi và trong luận chứng kinh tế kỹ thuật cũng bị doanh nghiệp điều chỉnh để “che mắt” ngân hàng. Do vậy, việc tính toán, so sánh các chỉ tiêu không phản ánh đợc bản chất của dự án.

+ Khác với nhiều nớc phát triển, ở Việt Nam vẫn cha có các công ty chuyên đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp. Thậm chí thị trờng chứng khoán ở Việt Nam cũng còn rất non nớt, chỉ có một số công ty đợc niêm yết. Vì vậy, ngân hàng rất khó đánh giá đợc thực trạng của doanh nghiệp. Mặt khác, cũng cha có một khung định mức chung về phơng pháp và tiêu chuẩn phân loại doanh nghiệp.

+ Thông tin tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nớc về định hớng phát triển kinh tế của các vùng, các khu vực, các ngành trong từng thời kỳ còn ít, cha kịp thời dẫn đến ngân hàng thơng mại thiếu căn cứ, thiếu thông tin vĩ mô trong việc thẩm định.

-Đội ngũ cán bộ thẩm định còn hạn chế về trình độ, kiến thức cũng nh cha đợc huấn luyện tốt về kỹ năng thẩm định.

+ Tuy kỹ năng thẩm định đã đợc học ở các trờng đại học, nhng mới chỉ đợc tiếp cận về mặt lý thuyết nên đa số cán bộ thẩm định khi xử lý công việc còn lúng túng. Mặt khác, họ lại cha quan tâm thích đáng tơí sự chính xác của các con số mà đơn giản chỉ là ráp vaò công thức để tính toán.

+ Mặc dù trong thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nớc, một số tổ chức quốc tế và bản thân ngân hàng đã mở nhiều khoá đào tạo về kỹ năng thẩm định nhng phạm vi đào tạo chủ yếu chỉ ở trung ơng và một số chi nhánh lớn.

-Nhiều dự án phê duyệt đầu t không sát với yêu cầu thực tế, rơi vào hai khuynh hớng: cho vay quá nhiều khiến doanh nghiệp sử dụng sai mục đích hoặc cho vay quá ít không đủ để triển khai dự án. Đây là kết quả tất yếu của những tồn tại, yếu kém nói trên.

+ Việc tính toán không sát thực tế, dẫn đến thừa vốn hoặc thiếu vốn khi thực hiện. Kết quả là, nếu thừa vốn thì chủ đầu t sẽ sử dụng sai mục đích, nếu thiếu thì buộc ngân hàng phải cho vay thêm và nh vậy tổng vốn đầu t, chi phí sản xuất, hiệu quả dự án sẽ khác đi, thờng là lợi nhuận thấp hơn mức dự kiến ban đầu, thời gian thu hồi vốn dài hơn, khả năng trả nợ của doanh nghiệp cũng kém hơn.

+ Nhiều dự án chủ quan không tính kỹ điều kiện, khả năng cung ứng vốn lu động khi dây chuyền sản xuất đi vào hoạt động. Nếu không cho vay thì không sản xuất đuợc, còn nếu cho vay thì vi phạm thể lệ tín dụng ngắn hạn (không có vốn tự có tham gia, không có tài sản thế chấp, không có lãi, nợ quá hạn...).

+ ở Việt Nam hiện nay rất thiếu các công ty chuyên t vấn về thẩm định dự án, nhất là về phơng diện thị tròng, kỹ thuật. Ngân hàng lại khó có thể bao quát đuợc mọi lĩnh vực. Đây cũng chính là nguyên nhân xảy ra tình trạng mua phải thiết bị, công nghệ lac hậu của nớc ngoài, hoặc thiết bị không phù hợp với yêu cầu dự án.

Đối với doanh nghiệp:

-Đa số các doanh nghiệp cha có đủ điều kiện vay vốn, các dự án xin vay cha đủ tiêu chuẩn để đầu t vốn, cho nên rất khó có thể quyết định có cho vay hay không.

+ Theo qui định của ngân hàng, để đảm bảo điều kiện an toàn vốn vay, ngân hàng chỉ cho vay những dự án có vốn tự có từ 20% tổng chi phí dự án trở lên. Nhiều doanh nghiệp không đáp ứng đợc điều kiện này. Thông thờng chủ đầu t chỉ có vốn tham gia dự án dới hình thức đất đai, nhà xởng, họ thờng cố tình nâng giá cao lên cho đủ phần tham gia 20%.

+ Nhiều dự án thiếu tính khả thi hoặc không chứng minh đợc “ điều kiện đủ” để thực hiện dự án , nhất là ở phơng diện thị trờng và tài chính. Khả năng tiêu thụ chỉ đợc nêu rất chung chung, hầu hết các dự án đều dự kiến có lãi ngay từ năm đầu tiên vận hành dự án.

+ Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu máy móc, công nghệ hiện đại để phục vụ cho công cuộc công nhiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc là rất lớn. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là có ngời để sử dụng các công nghệ này không, đây là một khó khăn lớn đối với chủ đầu t. Nhiều trờng hợp công nghệ nhập khẩu về quá hiện đại trong khi đội ngũ công nhân viên bị hạn chế về năng lực và trình độ, nên hiệu quả sử dụng không cao, khi thiết bị trục trặc lại phải thuê chuyên gia nớc ngoài sửa chữa nên rất tốn kém thời gian và chi phí. Bên cạnh đó, chủ đầu t vì hạn chế trong đánh giá khả năng và tính hiện đại của công nghệ nên nhiều khi bỏ ra cả triệu USD để nhập khẩu công nghệ “bãi rác” của nớc ngoài.

+ Mặt khác, do chủ đầu t ký hợp đồng với nớc ngoài không chặt chẽ nên có nhiều trờng hợp thơng gia nớc ngoài môi giới bán thiết bị công nghệ, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm nhng chỉ giao thiết bị, không chuyển giao công nghệ và không bao tiêu sản phẩm dẫn đến day chuyền công nghệ không phát huy hiệu quả.

+ Nhiều khi dự án xin vay vốn lại là một phần trong dự án phát triển tổng thể của tổng công ty, có trờng hợp doanh nghiệp xin vay thiết bị lẻ trong dây chuyền sản xuất... nh vậy, việc tính toán hiệu quả kinh tế rất khó khăn và thờng là tính doanh thu, chi phí, lợi nhuận chung của cả dây chuyền hoặc toàn doanh nghiệp.

-Không ít doanh nghiệp có kiểu làm ăn “chộp giật”, lừa đảo: lập dự án , phơng án vay vốn không lành mạnh nh lập dự án , phơng án sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính và cân đối kế toán không trung thực, lập hoá đơn tính giá đầu ra lớn hơn giá đầu vào, làm hai sổ sách tạo ra lãi giả. Mợn kho hàng, lập hợp đồng hoá đơn khống, khai khống hoặc nâng giá trị vật t hàng hoá, tài sản để vay tiền. Sử dụng một kho hàng, một tài sản để thế chấp vay nhiều nơi, vay nơi này để trả nợ nơi khác (điển hình nh vụ công ty Epco- Minh Phụng). Dùng quota nhập khẩu làm phơng tiện vay tiền ngân hàng vừa đem chào mời ngời khác để chiếm dụng vốn, hoặc hàng hoá trả chậm do ngân hàng bảo lãnh đem bán lấy tiền và sử dụng vào mục đích khác mà không trả nợ.

Tóm lại: Hoạt động thẩm định dự án tín dụng đầu t của Ngân hàng Ngoại thơng tuy đã đạt đợc nhiều bớc tiến đáng kể nhng vẫn không tránh khỏi một số vấn đề vớng mắc cần giải quyết. Ngân hàng cần nhìn nhận các yếu điểm một cách khách quan và tìm giải pháp khắc phục để đa ngân hàng ngày càng phát triển vững mạnh, tạo khả năng cạnh tranh trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt trong thời gian tới khi có sự tham gia đầy đủ của các ngân hàng nớc ngoài.

CHơng 3.

Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thẩm định dự án tín dụng đầu t tại Ngân hàng Ngoại Th-

ơng Việt Nam.

I. N

hững định hớng trong hoạt động tín dụng đầu t và công tác thẩm định.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w