Giải pháp về tổ chức và nhân sự

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 90 - 93)

II. Thực trạng công tác thẩm định tại Ngân hàng Ngoại thơng Việt Nam:

3. Giải pháp về tổ chức và nhân sự

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng cũng ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngân hàng không chỉ là một ngành kinh tế mà đó còn là công cụ để điều tiết nền kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Ngày nay, hầu hết các lĩnh vực kinh tế khác đều ít nhiều chịu ảnh hởng của ngân hàng. Có thể nói sự phát triển của ngân hàng đợc coi nh thớc đo mức độ phát triển của nền kinh tế. Do tính chất và vai trò quan trọng nh vậy nên trình độ và năng lực của các cán bộ ngân hàng là một yếu tố tiên quyết.

Là một ngân hàng lớn trong hệ thống ngân hàng thơng mại của Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thơng phải không ngừng nâng cao chất lợng đội ngũ cán bộ để đáp ứng đợc những nhu cầu ngày càng khắt khe của nền kinh tế và để tồn tại đợc trong môi trờng cạnh tranh khốc liệt, nhất là trong thời gian tới khi có sự tham gia của các ngân hàng nớc ngoài. Hiện nay, tuy trình độ cán bộ ngân hàng đã đợc nâng cao so với thời gian trớc đây, nhng tỉ lệ rủi ro tín dụng do trình độ chuyên môn yếu kém của nhân viên ngân hàng nói chung và cán bộ thẩm định nói riêng vẫn còn rất cao. Những rủi ro tín dụng này không những gây thiệt hại lớn về kinh tế cho Ngân hàng mà còn ảnh hởng rất nhiều tới uy tín của Ngân hàng, điển hình là vụ Epco- Minh Phụng trớc đây. Bên cạnh những rủi ro do trình độ của cán bộ, ngân hàng còn phải đối mặt với thực tế là nhiều khoản tín dụng đợc cấp xuất phát từ quyền lợi cá nhân, phe phái mà không có tính liêm khiết, khách quan.

Để cải thiện tình trạng trên đòi hỏi nỗ lực rất lớn của toàn bộ ngân hàng. Cụ thể, Ngân hàng Ngoại thơng cần phải:

•Tổ chức lại một cách cụ thể và khoa học các phòng ban trong ngân hàng, yêu cầu mọi thành viên trong ngân hàng tôn trọng và tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc tín dụng đã đề ra về huy động vốn, cho vay... cho tới bảo lãnh, thẩm định. Đây chính là điều kiện tiên quyết để tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh, đạt kết quả cao. Do hoạt động thẩm định có khả năng rủi ro rất cao nên để thẩm định có hiệu quả cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, bộ phận trong Ngân hàng cũng nh giữa các ngân hàng với nhau, và với các Bộ, ngành có liên quan khác.

Con ngời là yếu tố trung tâm quyết định tới chất lợng thẩm định dự án tín dụng đầu t. Vì thế, việc xây dựng tốt đội ngũ cán bộ có ý nghĩa rất lớn. Cán bộ thẩm định phải đáp ứng đợc những yêu cầu sau:

•Về trình độ chuyên môn: các cán bộ thẩm định phải có đủ trình độ và hiểu biết về kinh tế thị trờng, về pháp luật và đặc biệt là có kiến thức sâu về lĩnh vực tài chính, ngân hàng và dự án đầu t. Mặt khác, họ phải có những

hiểu biết nhất định về khai thác và xử lý thông tin trên máy tính, sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ phân tích thẩm định dự án đầu t cũng nh các chơng trình quản lý hiện đại. Hiện nay, cùng với sự mở rộng của mạng lới thông tin quốc tế qua Internet, cán bộ thẩm định cần phải biết khai thác nguồn thông tin vô tận này( Đây chính là một hạn chế trong trình độ của đội ngũ cán bộ).

•Về đạo đức nghề nghiệp: Cán bộ tín dụng phải có phẩm chất trung thực, tinh thần trách nhiệm cao, có tính kỷ luật và lòng nhiệt tình trong công việc, tâm huyết với nghề, có ý thức tự rèn luyện bồi dỡng, không vì lợi ích riêng mà ảnh hởng đến lợi ích chung.

Để có đợc đội ngũ cán bộ nh vậy, Ngân hàng Ngoại thơng cần:

•Tăng cờng tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo và đào tạo lại cán bộ thẩm định tín dụng, tạo điều kiện cho họ nâng cao trình độ, kiến thức và năng lực kinh nghiệm làm việc. Đặt ra những yêu cầu chuyên môn bắt buộc, đòi hỏi đội ngũ này phải có kiến thức sâu sắc về lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, tài chính ngân hàng, có khả năng phân tích tài chính. Xây dựng hệ thống các quy tắc, chuẩn mực về trình độ đối với cán bộ thẩm định để làm tiêu chuẩn tuyển chọn cũng nh các kế hoạch để bồi dỡng, đào tạo.

•Mở các cuộc thi tìm hiểu về thẩm định dự án tín dụng đầu t, đa ra các vấn đề khó cũng nh các tình huống phức tạp để nâng cao khả năng ứng phó của cán bộ. Đối với những cán bộ đạt giải cao, ngân hàng nên đề ra những biện pháp khích lệ nh thởng bằng hiện vật hay cho nhân viên đó học một khoá bồi dỡng nghiệp vụ ở nớc ngoài.

•Tổ chức tập huấn 100% cán bộ tín dụng về những quy chế tín dụng mới ban hành theo luật các tổ chức tín dụng.

•Thực hiện phân công công việc theo năng lực, kinh nghiệm của mỗi ngời, phân quyền đề nghị cấp tín dụng theo trình độ, kinh nghiệm. Kiên

quyết thực hiện điều chuyển những cán bộ không đáp ứng đợc yêu cầu công việc.

•Phân công các cán bộ tín dụng giỏi, có kinh nghiệm kèm cặp hớng dẫn những cán bộ còn trẻ, cha có kinh nghiệm. Đây là cách thiết thực nhất để nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên bởi nó cho phép kết hợp cụ thể giữa lý thuyết và thực tiễn.

•Ngân hàng cũng cần có chính sách thu hút và đãi các chuyên gia giỏi để phục vụ hoặc tham gia cố vấn, làm cộng tác viên cho hoạt động thẩm định. Đồng thời khuyến khích việc nghiên cứu khoa học, đề xuất sáng kiến mới trong lĩnh vực thẩm định dự án đầu t để phổ biến và ứng dụng trong toàn hệ thống

•Hàng tháng, hàng quý tổ chức các buổi hội thảo để tổng hợp tình hình thẩm định nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm. Những vớng mắc, tồn tại phát sinh trong quá trình thẩm định sẽ đợc đa ra bàn bạc công khai nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất. Chính qua những buổi hội thảo này kinh nghiệm của cán bộ thẩm định sẽ đợc nâng cao đáng kể.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w