II. Thực trạng công tác thẩm định tại Ngân hàng Ngoại thơng Việt Nam:
2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nớc
Ngân hàng Nhà nớc cần căn cứ vào chính sách kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ để định hớng cho hoạt động đầu t của các ngân hàng thơng mại: u tiên phát triển ngành nào, thành phần nào, khu vực trọng đIểm nào v.v. Từ đó, các ngân hàng có hớng đầu t thích hợp, xác định hạn mức tín dụng cho các lĩnh vực phù hợp với kế hoạch của Nhà nớc.
Ngân hàng Nhà nớc cần ban hành một cẩm nang chung về quy trình thẩm định và nội dung thẩm định dự án tín dụng đầu t. Đó là cơ sở tổng hợp tài liệu thẩm định dự án của các cơ quan khoa học, Bộ Kế hoach& đầu t, của các ngân hàng phù hợp với thực tiễn Việt Nam hiện nay, đồng thời hoà nhập dần với thông lệ quốc tế. Từ cẩm nang chung này, tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng ngân hàng hay theo những mục đích khác nhau mà các ngân hàng có thể vận dụng linh hoạt quy trình thẩm định cho ngân hàng mình.
Ngân hàng Nhà nớc cần phải đa ra các chế tài, biện pháp cụ thể buộc các Ngân hàng, tổ chức tín dụng nghiêm chỉnh chấp hành các cơ chế, thể lệ, quy trình tín dụng, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nớc cũng cần tăng cờng công tác thanh tra, kiểm soát nội bộ, xử lý nghiêm những trờng hợp vi phạm.
Ngân hàng Nhà nớc cũng cần nâng cao chất lợng hơn nữa hoạt động của Trung tâm phòng ngừa rủi ro CIC. Bớc đầu CIC đã đạt đợc một số kết quả nhất định, nhng để trở thành nguồn cung cấp thông tin quan trọng và đáng tin cậy, CIC cần phải giải quyết những vấn đề sau:
•Cần bắt buộc các tổ chức tín dụng trên lãnh thổ Việt Nam tham gia vào CIC, đồng thời đề ra những qui chế về việc trao đổi, thu thập thông tin giữa các thành viên và các chi nhánh của CIC.
•Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ chuyên trách và trang bị các phơng tiện hiện đại cho hoạt động thu thập và xử lý thông tin
•Tăng cờng sự hợp tác giữa CIC với các cơ quan quản lý kinh tế và các đầu mối cung cấp thông tin quan trọng nh Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch & Đầu t, Uỷ ban Vật giá Chính phủ, Bộ Thơng mại,... để cập nhật những tin tức mới nhất về thị trờng, về các quy định chính sách của Nhà nớc.
•Mở rộng quan hệ với các trung tâm, tổ chức tài chính trên thế giới, đăng ký thành viên đối với các tổ chức chuyên thu thập và xử lý thông tin. Qua đó, CIC sẽ luôn đợc thông báo về những thay đổi và biến động trên thị tròng quốc tế, sẽ luôn nắm vững đợc tình hình của các doanh nghiệp nớc ngoài muốn làm ăn với Việt Nam.
Kết luận
Ngân hàng là một ngành kinh doanh rất phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Hoạt động của các ngân hàng không những có ảnh hởng qua lại lẫn nhau mà còn có ảnh hởng đến toàn nền kinh tế. Nếu ngân hàng hoạt động ổn định, hiệu quả thì sẽ tạo ra động lực phát triển cho nền kinh tế. Ngân hàng cung cấp rất nhiều dịch vụ để phục vụ cho các mục tiêu phát triển của nền kinh tế nh thanh toán, bảo lãnh, thuê mua tài chính... Trong đó, nghiệp vụ nguyên thuỷ và quan trọng nhất của ngân hàng là tín dụng.
Nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Ngoại thơng Việt Nam đợc đầu t vào nhiều lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế nh hoá dầu, dệt may, thuỷ sản v.v. Trong đó, thực hiện chủ trơng của Đảng và Nhà nớc, Ngân hàng chú trọng đầu t vào các ngành sản xuất, chế biến kinh doanh hàng xuất khẩu, thay thế nhập khẩu. Đặc biệt Ngân hàng luôn khuyến khích những dự án
có hiệu quả kinh tế cao, sử dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, góp phần thực hiện mục tiêu Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nớc.
Tuy nhiên, để lựa chọn đợc những dự án nh vậy, đòi hỏi công tác thẩm định dự án tín dụng đầu t của Ngân hàng phải có hiệu quả cao. Trên thực tế, hoạt động thẩm định của Ngân hàng vẫn còn nhiều vớng mắc. Làm sao để nâng cao chất lợng công tác thẩm định vẫn là một câu hỏi mà Ngân hàng phải trả lời trong thời gian tới.
Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phơng pháp nghiên cứu với những luận cứ về lý luận và thực tiễn, khoá luận đã thực hiện những nhiệm vụ sau:
-Khái quát hoá những vấn đề có tính lý luận về thẩm định dự án tín dụng đầu t của ngân hàng thơng mại trong nền kinh tế thị trờng
-Khoá luận đã phân tích thực trạng công tác thẩm định dự án tín dụng đầu t. Từ đó rút ra những thành công cũng nh thất bại trong công tác thẩm định của Ngân hàng Ngoại thơng
-Đa ra những giải pháp và đề xuất những kiến nghị đối với những bên liên quan để nâng cao hiệu quả thẩm định trong thời gian tới.
Thẩm định dự án tín dụng đầu t là một nghiệp vụ rất khó khăn vì nó đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực, không chỉ về tín dụng, về thế chấp, bảo lãnh mà còn liên quan đến kỹ thuật công nghệ. Bên cạnh đó, do nền kinh tế Việt Nam còn yếu kém, thiếu hụt những công cụ thẩm định nên việc khắc phục hạn chế trong thời gian ngắn là hết sức khó khăn. Do tính chất phức tạp nh vậy nên những vấn đề mà khoá luận đề ra không tránh khỏi có những hạn chế. Tôi rất mong nhận đợc ý kiến đóng góp của những ngời quan tâm.
Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Thầy giáo - GS. NGƯT Đinh Xuân Trình, ngời đã trực tiếp hớng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề này. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo,
các cán bộ Ngân hàng Ngoại thơng Việt Nam đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này