Khả năng cạnh tranh quốc gia

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và những tác động của AFTA đến Việt Nam (Trang 79 - 82)

II. Khả năng cạnh tranh của Việt Nam

2.1. Khả năng cạnh tranh quốc gia

Khả năng cạnh tranh quốc gia đợc hiểu là việc xây dựng môi trờng cạnh tranh kinh tế chung để thu hút đầu t trong và ngoài nớc, đồng thời đảm bảo việc phân bổ các nguồn lực để nền kinh tế duy trì mức tăng trởng cao, bền vững nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trong và ngoài khu vực. Môi trờng cạnh tranh kinh tế chung do nhiều yếu tố quyết định, nhng các yếu tố cơ bản để nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia đó là: môi trờng pháp lý, kết cấu hạ tầng, thị trờng...

Thứ nhất, tính không thống nhất, không đồng bộ, không phù hợp, sai sót, chồng chéo giữa chính sách kinh tế với văn bản pháp qui cũng nh giữa các văn bản pháp qui với nhau. Sự thiếu thống nhất trong phân cấp quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thờng xuyên diễn ra. Chẳng hạn, các bộ chủ quản một số ngành cũng đợc giao chức năng quản lí về hoạt động xuất nhập khẩu một số mặt hàng nên xảy ra không ít trờng hợp “trống đánh xuôi, kèn thổi ngợc”, thiếu nhất quán giữa quản lí chung và quản lí chuyên ngành. Một số danh mục quản lí hàng hoá xuất nhập khẩu còn có sự chồng chéo giữa các bộ ngành. Ví dụ nh mặt hàng thủy sản, Hải quan đề nghị bỏ qui định về kiểm tra trọng lợng từng con đối với thuỷ sản xuất khẩu nhng phía Bộ Thuỷ sản lại cho rằng cần giữ nội dung qui định về khối lợng cá để bảo vệ nguồn lợi các loại thuỷ sản quí hiếm bị khai thác quá mức [59,14]. Tính đồng bộ còn thể hiện ở quan điểm thiếu tính tổng thể, toàn diện, mà hầu nh chúng ta đang tồn tại một quan điểm “thiếu đâu làm đó, sai đâu sửa đấy”. Quan điểm này tuy có những tích cực nhng đây là những quan điểm làm ăn nhỏ lạc hậu. Nhiều pháp lệnh, nghị định của Nhà nớc đợc ban hành, nhng rất lâu sau mới hình thành những văn bản hớng dẫn thi hành hoặc là nhiều văn bản pháp qui của Nhà nớc sau khi đợc ban hành không hợp lí, thiếu khả thi, bị thay đổi, rút không thực hiện... Theo ông Oliver Massmann - Công ty luật Baker & Mckenzie thì "Hệ thống pháp luật Việt Nam cần đợc xem xét trong một thể thống nhất với Hiệp định thơng mại Việt - Mỹ và các quy định của AFTA. Khi Việt Nam gia nhập WTO, lợng vốn đầu t nớc ngoài sẽ tăng mạnh nhng từ nay đến thời điểm đó, các bạn sẽ phải sửa đổi 148 điều luật và quy định mà theo chúng em là cha đợc hoàn thiện" [51].

Thứ hai, hệ thống pháp luật thơng mại vẫn cha thực sự tạo lập quan hệ bình đẳng cần thiết giữa các loại hình doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Nhà n- ớc, đặc biệt là một số doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực thơng mại, vẫn đợc "u ái" hơn. Khả năng cạnh tranh bình đẳng vẫn còn là vấn đề bức xúc đối với các doanh nghiệp nhỏ. Cơ chế thực hiện bình đẳng trên thực tế cha thực sự có hiệu quả. Pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền ở nớc ta mới chỉ là

manh nha, cha đủ tạo môi trờng pháp lý lành mạnh cho hoạt động thơng mại. ở khía cạnh khác, lợi ích của ngời sản xuất, ngời tiêu dùng cũng cha đợc pháp luật thơng mại bảo vệ một cách hữu hiệu. Hơn nữa, pháp luật thơng mại cha thực sự đảm bảo quyền tự do, tự chủ kinh doanh của các chủ thể tham gia hoạt động th- ơng mại. Cơ chế xin - cho và những điều khoản khắt khe về quyền tự do khế ớc vẫn đang là những rào cản đáng kể. Nhiều doanh nghiệp, vì thế, còn rơi vào thế lúng túng, gò bó, thậm chí bất lực trong hoạt động thơng mại, đặc biệt là trong xuất khẩu.

Thứ ba, hệ thống thuế, đặc biệt là thuế quan và hàng rào phi quan thuế, vẫn còn nặng nề, phức tạp. Trong biểu thuế xuất nhập khẩu thì sự định danh hàng hoá còn cha rõ ràng, khi đọc tên có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau gây khó khăn cho việc áp thuế xuất hoặc nhập khẩu. Ví dụ có loại hoá chất có thể áp loại mã thuế là 1%, 5%, 30% [60,11] hay nh có loại hàng hoá áp dụng cả hai thuế suất đều đúng, nơi áp thuế 3% cũng đúng, nơi áp thuế 30% cũng không sai [61,36]. Thuế xuất nhập khẩu nhìn chung vẫn còn cao và còn quá nhiều mức, gây khó khăn không những cho doanh nghiệp mà cho cả hoạt động quản lý. Mặt khác, các thủ tục hành chính lại rất phức tạp. “Để đợc thông quan tại các cảng biển, doanh nghiệp phải hoàn thành 127 loại giấy tờ, trong khi ở các nớc ASEAN khác, họ chỉ cần 7 loại” [51]. Hơn nữa, việc thờng xuyên thay đổi các qui định về mức thuế xuất nhập khẩu, danh mục hàng cấm hoặc hạn chế xuất nhập khẩu làm cho doanh nghiệp luôn bị động trớc kinh doanh [62,43-50]

Thứ năm, tính cha hiệu quản của bộ máy quản lí, điều hành và sự tuỳ tiện, không đủ năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ, công chức quản lí, điều hành kinh doanh xuất nhập khẩu.Trong hoạt động quản lí điều hành kinh doanh xuất nhập khẩu nổi lên một số sai phạm điển hình:

- Việc cầm giữ hàng hoá kéo dài nhng không đủ bằng chứng chứng minh sự vi phạm của doanh nghiệp, gây thiệt hại lớn của doanh nghiệp.

- Việc qui kết sai lầm, thiếu cân nhắc về các hoạt động của doanh nghiệp, sau đó khi doanh nghiệp đợc giải oan thì sự việc coi nh đã rồi và gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp. Hơn nữa, do sự nghi ngờ của Hải quan, buộc các doanh

nghiệp phải giám định hàng hoá nhiều lần dẫn đến kéo dài thời hạn tạm giữ hàng hoá đã gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.

- Giám định là công tác hỗ trợ cho Hải quan xác định đúng qui cách chủng loại, mẫu mã làm cơ sở cho việc áp thuế. Cùng một loại hàng hoá nếu giám định cho kết quả khác nhau thì Hải quan thờng chọn kết quả giám định nào áp mã có thuế suất cao nhất.

Một vấn đề nổi cộm là việc thực thi pháp luật của Việt Nam cũng cha ổn định và cha thống nhất. Nhiều nhà đầu t phàn nàn rằng, Chính phủ ban hành quy định mới nhng các cấp địa phơng lại không thực hiện đúng chủ trơng. Ví dụ nh việc thực thi chính sách u tiên xuất khẩu cha đợc nhất quán. Tại một số địa phơng do nhu cầu thu ngân sách, các cơ sở mới đầu t cho sản xuất xuất khẩu vẫn bị thu thuế trong khi qui định là đợc miễn thu thuế thời gian đầu [63,14]. Nhiều tranh chấp, vớng mắc giữa các doanh nghiệp và địa phơng, đã đợc cơ quan trung ơng kết luận nhng địa phơng không thực hiện hoặc thực hiện một cách miễn cỡng cũng chính là rủi ro đối với doanh nghiệp. Có thể nói, pháp luật thơng mại Việt Nam nói chung cha đảm bảo tiến trình hội nhập, tự do hóa th- ơng mại cũng nh việc thực hiện các cam kết khu vực và quốc tế.

-Cơ sở hạ tầng:

Hệ thống giao thông của Việt Nam vẫn còn cha thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hoá từ nơi này sang nơi khác, cha giảm đợc chi phí vận tải.

Hệ thống thông tin, viễn thông đã có những bớc chuyển biến nhng vẫn còn nhiều yếu kém so với các nớc trong khu vực.

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và những tác động của AFTA đến Việt Nam (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w