Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới công tác hành

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và những tác động của AFTA đến Việt Nam (Trang 91 - 93)

III. Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam

3.1.3. Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới công tác hành

chính, tổ chức liên quan

Từ trớc đến nay, hệ thống pháp luật luôn là mối lo ngại cho các doanh nghiệp trong và ngoài nớc. Một trong những mục tiêu của việc thành lập AFTA là kêu gọi hơn nữa đầu t nớc ngoài vào các nớc thành viên do đó, để không bị thua kém so với các nớc trong khu vực và để trở thành một địa điểm hấp dẫn về đầu t thì Việt Nam cần phải cải thiện và hoàn chỉnh hơn nữa hệ thống pháp luật, trong đó cần lu ý một số điểm:

- Tăng cờng hệ thống pháp lý thống nhất nhằm tạo ra môi trờng pháp lý, môi trờng cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần phải có quan niệm mới về tầng lớp doanh nhân, cần coi họ là đội quân chủ lực trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới. Từ đó phải có chiến lợc lâu dài để xây dựng tầng lớp doanh nhân Việt Nam làm giàu bằng trí tuệ và văn hóa tạo ra nhiều th- ơng hiệu Việt Nam trên thị trờng thế giới

- Xây dựng hệ thống pháp lý, chính sách phát triển trên cơ sở khoa học, thực tiễn, phù hợp với yêu cầu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh và thông lệ quốc tế nhằm thúc đẩy sự tăng trởng và hạn chế những khiếm khuyết cản trở đến hoạt động của doanh nghiệp.

- Nghiên cứu kĩ lỡng, chuẩn bị chu đáo, tránh nóng vội nhằm tạo “sức sống” của các văn bản pháp qui, hạn chế những thay đổi quá nhanh của hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế gây ra bất lợi cho các doanh nghiệp. Không nên lạm dụng nguyên tắc “sai thì sửa” trong khi ban hành các văn bản pháp qui, chính sách kinh tế mà dẫn đến sự tuỳ tiện dễ thay đổi, gây ra sự lo ngại, hoài nghi của các nhà đầu t về những cam kết mang tính nguyên tắc của Nhà nớc.

Đối với hoạt động ngoại thơng cần chú ý đến các chính sách về:

Cải cách chính sách thuế

Để nhằm vừa đảm bảo thực hiện đúng những cam kết của CEPT/AFTA vừa thực hiện đợc 4 nguyên tắc thì ngay từ bây giờ, Việt Nam cần phải xây

dựng một lịch trình giảm thuế và xoá bỏ hàng rào phi thuế quan cụ thể cho từng năm, từng thời kỳ trên cơ sở tối đa hoá nguồn thu nhng lại giảm dần mức độ bảo hộ thực tế đối với các ngành sản xuất trong nớc. Để thực hiện đợc điều đó, chúng ta cần phải:

- Cơ cấu lại các loại thuế đánh vào hàng nhập khẩu

Để bù đắp số giảm thu do hạ thuế suất thuế nhập khẩu, chúng ta có thể sử dụng biện pháp mở rộng diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (bao gồm cả hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nớc) và áp dụng thuế VAT cao đối với hàng nhập khẩu. Điều này sẽ làm cho giá hàng hóa nhập khẩu và hàng sản xuất trong nớc của các nhóm hàng này tăng lên. Đối với hàng nhập khẩu, tăng giá sẽ hạn chế nhập khẩu. Đối với hàng sản xuất trong nớc, giá cao sẽ tạo ra sức ép xuất khẩu ra nớc ngoài. Nh vậy, biện pháp này vừa hạn chế nhập khẩu, vừa khuyến khích xuất khẩu và tăng ngân sách.

- Thực hiện đơn giản hoá các mức thuế suất.

Có thể nói, do trình độ phát triển của nớc ta thấp, các ngành kinh tế phát triển không đều, lợi nhuận bình quân giữa các ngành cha cao cho nên, hiện tại, hệ thống thuế của Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều mức thuế suất khác nhau, gây khó khăn cho việc tính thuế.

Hoàn thiện hệ thống chính sách xuất nhập khẩu

Cùng với chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu là một trong những công cụ chủ yếu để điều chỉnh mức độ, phạm vi hội nhập nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu vực theo yêu cầu của CEPT/AFTA. Chính sách xuất nhập khẩu phải trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách chung của Nhà nớc nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, khai thác và phát huy tốt nội lực của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vào hoạt động ngoại thơng. Do vậy, chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam sắp tới cần hoàn thiện theo các hớng sau:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia hoạt động xuất khẩu. - Cần xây dựng chính sách mặt hàng xuất khẩu thích ứng đối với từng thị trờng và khu vực thị trờng theo từng thời kỳ.

- Thực hiện u đãi thuế quan thậm chí giảm thuế đối với các mặt hàng phục vụ sản xuất.

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và những tác động của AFTA đến Việt Nam (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w