Sắn dây là loài dây leo, sống lâu năm, có thể dài tới 10m. Rễ phát triển thành củ dài, to. Lá kép, mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy. Cụm hoa hình chùm mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy. Cụm hoa hình chùm mọc ở kẽ lá gồm nhiều loại hoa màu xanh tím, thơm. Quả giáp dẹt màu vàng nhạt, có lông mềm, thắt lại giữa các hạt.
2.1. Bộ phận dùng:
Rễ củ, được gọi là cát căn, được dùng làm thuốc. Thông thường rễ được thu hoạch vào mùa đông, xuân. Rễ đào rửa sạch đất cát, bỏ lớp vỏ ngoài, cắt khúc hoặc thái lát, xông diêm sinh, sau đó phơi hoặc sấy khô.
Củ sắn dây cũng thường được mài lấy bột để sử dụng, gọi là bột sắn dây. Củ được sơ chế sạch, xay nhuyễn cùng với nước, lọc để tinh bột sắn dây lắng xuống sau đó đem phần bột này phơi khô, bẻ miếng nhỏ. Tại Việt Nam tinh bột sắn dây thường được ướp cùng với một số loại hoa như hoa nhài, hoa bưởi.
2.2. Thành phần hóa học:
Rễ củ chứa isoflavon: pueradin, daidzein C15H10O4, daidzein C21H20O9, tinh bột.
Lá có các acid amin: asparagin, adenin.
Bảng 11. Thành phần hoá học trong 100g củ sắn ăn
Thành phần Hàm lượng (g) Năng lượng
Nước
122 kcal (510kJ) 60.3
Protein Lipid Glucid Cellulose Tro 1.6 0.1 28 9.2 0.8 3. Tổng quan về cà rốt:
Cà rốt (danh pháp khoa học: Daucus carota subsp. sativus) là một loại cây có củ, thường có màu vàng cam, đỏ, vàng, trắng hay tía. Phần ăn được của cà rốt là củ, thực chất là
rễ cái của nó, chứa nhiều tiền tố của vitamin A tốt cho mắt.
Muối khoáng có trong Cà rốt như kalium, calcium, sắt, phosphor, đồng, bor, brom, mangan, magnesium, molipden... Đường trong Cà rốt chủ yếu là đường đơn (như fructose, glucose) chiếm tới 50% tổng lượng đường có trong củ, là loại đường dễ bị oxy hoá dưới tác dụng của các enzym trong cơ thể; các loại đường như levulose và dextrose được hấp thụ trực tiếp.
Trong Cà rốt có rất nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B; ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất caroten (cao hơn ở Cà chua); sau khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hoá dần thành vitamin A, vitamin của sự sinh trưởng và tuổi trẻ.
Từ hạt Cà rốt, người ta chiết xuất được chất Docarin (còn gọi là cao hạt Cà rốt). Bảng 12. Thành phần hoá học trong 100g cà rốt Thành phần Hàm lượng (%) Nước Protid Lipid Glucid Cellulose Tro 88.5 1.5 0.1 8.8 1.2 0.8