Bảng 21. Tổng kết các Ka và MQ của đối chứng (ĐC) và các thí nghiệm (TN: 1, 2, 3, 4) trong thí nghiệm về sự ảnh hưởng của nguồn nguyên liệu đầu vào đến chất lượng há
ĐC TN1(M) TN2(M) TN3(M) TN4(M) Hệ số chất lượng
(Ka) 12 10.4 8.4 11.2 12
Mức chất lượng
(MQ) 1 0.867 0.7 0.933 1
Hình. Biểu đồ đánh giá kết quả nghiên cứu
Nhận xét:
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy mẫu đối chứng và thí nghiệm ảnh hưởng của nguồn nguyên liệu mỡ khác nhau đến chất lượng sản phẩm (TN4) có cùng hệ số. Do đó mỡ của 2 nhà cung cấp này có chất lượng bằng nhau vì vậy hai nguồn nguyên liệu mỡ này có thể thay thế cho nhau khi cần thiết mà không ảnh hưởng gì tới chất lượng sản phẩm.
Các thí nghiệm 1, 2, 3 đều có Ka và MQ nhỏ hơn mẫu đối chứng đều này chứng tỏ thịt, tôm, sắn ở nhà cung cấp thứ 2 có chất lượng thấp hơn nhà cung cấp 1 và đã làm cho chất lượng của sản phẩm B bị giảm xuống so với đối chứng.
Qua thí nghiệm 1, 2, 3 ta thấy muốn sử dụng được nguồn nguyên liệu của nhà cung cấp thứ 2 và nâng cao chất lượng của sản phẩm thì phải tăng cường các phương pháp kiểm tra chất lượng đối với các nguồn nguyên liệu và có phản ánh đến nhà cung cấp 2 trong đó phải chú ý nhất là tôm vì nó có Ka và MQ nhỏ nhất (TN2).
Ở TN 3 (ảnh hưởng của nguồn sắn khác nhau) ta thấy nguyên liệu sắn là nguồn nguyên liệu đã có từ lâu đời nên kỹ thuật canh tác cũng như sự hiểu biết về trồng trọt và bảo quản sau thu hoạch của người dân cũng có tiến bộ chính vì thế mà chất lượng của nguồn nguyên liệu sắn khác nhau thì khác nhau không nhiều nên TN 3 có Ka và MQ không nhỏ hơn nhiều so với mẫu ĐC.
Tóm lại khi sử dụng nguồn nguyên liệu thịt, tôm, sắn của nhà cung cấp thứ 2 hay của một nhà cung cấp khác thì chất lượng của sản phẩm tuy có giảm so với sản phẩm được làm từ nhà cung cấp 1 hay nhà cung cấp ban đầu nhưng chất lượng này đều nằm trong phạm vi cho phép và có thể sử dụng sản phẩm mà không ảnh hưởng gì tới sức khỏe.